
-
Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng, sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi
-
Số doanh nghiệp mới dè dặt tăng, vốn đăng ký và tăng thêm lại giảm
-
Việt Nam xếp hạng cao trong điểm đến M&A của Nhật
-
Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: Quan trọng là biết chọn thời điểm thích hợp để M&A
-
“Chung tay cùng thịnh vượng” luôn là mục tiêu của mỗi thương vụ M&A -
Doanh nghiệp nào quản trị tốt, bảng cân đối kế toán tốt thì thu hút vốn tốt
Lợi nhuận tăng sau kiểm toán
Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công - Biên Hòa vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 30/6/2022 đã soát xét. Sau kiểm toán, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng so với báo cáo tự lập.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế tăng 4,36%, tương ứng tăng 43,69 tỷ đồng lên 1.045,57 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 6,8%, tương ứng tăng 55,64 tỷ đồng lên 873,45 tỷ đồng.
Nguyên do vì công ty đã điều chỉnh giảm một số khoản mục chi phí quản lý phát sinh và thay đổi khoản thuế phải nộp từ việc rà soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại các đơn vị trực thuộc.
![]() |
TTC Sugar tăng lãi sau kiểm toán. (Nguồn BCTC) |
Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2002, TTC Sugar ghi nhận doanh thu bán hàng tăng 22,74% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng 34,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 223 tỷ đồng lên 873,45 tỷ đồng.
Lãnh đạo công ty cho biết, lợi nhuận sau thuế tăng so với cùng kỳ do doanh thu bán hàng tăng 22,74%. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục tập trung triển khai các các giải pháp về nông nghiệp, sản xuất... nhằm tối ưu chi phí giá thành sản phẩm và kiểm soát tốt chi phí tại tất cả các khâu, gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Mặc dù doanh thu bán hàng tăng mạnh, lợi nhuận gộp chỉ tăng 4,16% so với cùng kỳ. Nguyên nhân, giá vốn hàng hóa tăng từ 3.301,79 tỷ đồng lên 16.010,73 tỷ đồng; chi phí bán hàng cũng tăng 23,48%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14,85%, tương ứng tăng 83,33 tỷ đồng lên 644,38 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính của công ty tăng từ 587,23 tỷ đồng lên 1.085,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính lên đến 955,86 tỷ đồng, tăng 12%, trong đó chi phí lãi vay chiếm 813,9 tỷ đồng, tăng 17,63%.
Đặc biệt, trong khi thu nhập khác tăng thì chi phí khác tăng đến 3,15 lần, tương ứng tăng 175,25 tỷ đồng lên 230,72 tỷ đồng. Vì vậy, không bù nổi chi phí khác dẫn đến khoản lỗ khác 123,98 tỷ đồng, tăng gấp 14,9 lần so với cùng kỳ (lỗ 7,77 tỷ đồng).
Lãi cơ bản trên cổ phiếu tính đến ngày 30/06 là 1.167 đồng/cổ phiếu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.434,51 tỷ đồng.
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh niên độ 2021-2022 (từ 1/7/2021 đến 30/6/2022), TTC Sugar đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất là 16.905 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 750 tỷ đồng. Dựa theo kết quả hiện tại, công ty đã vượt mục tiêu doanh thu 108,36%, vượt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 139,41%.
Nợ ngắn hạn tăng mạnh
Tính đến 30/6/2022, nợ phải trả của TTC Sugar tăng 47,65% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 78,43%, tương ứng tăng 6.723,39 tỷ đồng lên 15.294,95 tỷ đồng.
Tới nửa đầu năm 2022, TTC Sugar vay ngắn hạn của ngân hàng lên đến 7.817,35 tỷ đồng, trong đó nợ nhiều nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với số tiền 1.094,64 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) là 546,22 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là 491,72 tỷ đồng… Đặc biệt, rất nhiều khoản vay ngắn hạn ngân hàng có kỳ hạn trả gốc vào giữa và cuối năm 2022.
Tổng cộng tài sản của TTC Sugar tăng 35,46% so với cùng kỳ, tài sản ngắn hạn tăng 43,32%, tương ứng tăng 5.449,3 tỷ đồng lên 18.026,63 tỷ đồng. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không có sự thay đổi nhiều, trong khi đó các khoản tương đương tiền đã tăng 86,16%, nguyên nhân tăng do tiền gửi có kỳ hạn. Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 63,82%, tương ứng tăng 791,34 tỷ đồng lên 2.031,29 tỷ đồng.
Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cũng tăng 2.442,07 tỷ đồng lên 8.661,53 tỷ đồng, trong đó phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 824,6 tỷ đồng lên 2.264,31 tỷ đồng và trả trước cho người bán ngắn hạn tăng 1.183,75 tỷ đồng lên 4.202,09 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng từ 1.106,94 tỷ đồng lên 4.625,72 tỷ đồng.

-
Vietravel và Boeing Việt Nam muốn xây cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tại Huế
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 29/11/2023
-
Doanh nghiệp nỗ lực tìm đơn hàng, sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi
-
Tập đoàn Masan hoàn thiện hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ với chiến lược M&A tiêu biểu giai đoạn 2009-2023
-
Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam -
Văn Phú - Invest nhận giải thưởng "Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam" -
Hitachi Energy khánh thành Nhà máy Máy biến áp tại Bắc Ninh -
Số doanh nghiệp mới dè dặt tăng, vốn đăng ký và tăng thêm lại giảm -
Việt Nam xếp hạng cao trong điểm đến M&A của Nhật -
Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: Quan trọng là biết chọn thời điểm thích hợp để M&A -
“Chung tay cùng thịnh vượng” luôn là mục tiêu của mỗi thương vụ M&A
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng
-
Noventiq ra mắt công cụ AI thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh cho doanh nghiệp
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Lợi thế phát triển công nghiệp khi sở hữu cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam
-
Tiếp cận chất lượng và lâm sàng xuất sắc để chăm sóc tốt sức khỏe người dân