-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: VMS) |
Như vậy, các thuê bao di động có thể thoải mái lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong khi vẫn giữ nguyên số thuê bao.
Quyết định này được xem là bước đi hợp lý, phù hợp với xu thế thế giới, nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường viễn thông.
Theo lộ trình thực hiện, muộn nhất đến 30/6/2015 sẽ thiết lập Trung tâm chuyển mạng quốc gia tại Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông); đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới và xây dựng các hệ thống thiết bị tại doanh nghiệp viễn thông kết nối với Trung tâm chuyển mạng quốc gia.
Tiếp theo sẽ cung cấp thử nghiệm dịch vụ với thời gian kéo dài ít nhất 6 tháng và hoàn thành trước 30/6/2016; đưa dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số vào triển khai chính thức vào 1/1/2017.
Theo Cục Viễn thông, đến thời điểm hiện tại trên thế giới có khoảng 70 quốc gia trên thế giới đã cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho khách hàng là Mỹ, Đức, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Thụy Điển…).
Việc chuyển mạng giữ số sẽ khiến các doanh nghiệp di động phải nỗ lực hơn trong việc cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng trên cơ sở lợi thế về chất lượng dịch vụ, giá cước.
Về phía người dùng, họ sẽ được giảm chi phí khi chuyển mạng phải thay đổi số điện thoại và chấm dứt việc mất liên hệ khách hàng do thay đổi số điện thoại mới. Ngoài ra, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn doanh nghiệp di động trên cơ sở chất lượng, dịch vụ mà không sợ mất số điện thoại hiện có…
Cục viễn thông cũng cho biết, việc đánh giá kết quả triển khai dịch vụ chuyển mạng trên thế giới không thống nhất và tùy thuộc nhiều vào hệ thống tiêu chí cũng như góc độ đánh giá.
Xét dưới khía cạnh người sử dụng dịch vụ, với nhiều lợi ích mang lại, đặc biệt là việc bảo đảm quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, việc triển khai dịch vụ chuyển mạng trong mọi trường hợp đều có thể coi là thành công và là mục tiêu chính để các quốc gia thực hiện triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng.
Xét trên góc độ kinh tế, có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của dịch vụ chuyển mạng căn cứ vào tỷ lệ (hoặc số lượng) thuê bao chuyển mạng.
Tại một số quốc gia, việc chuyển mạng giữa 2G và 3G trong cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng được tính như chuyển mạng.
Do đó, tỉ lệ thuê bao chuyển mạng tại các nước này khá cao (có thể >10% - phần lớn là chuyển giữa 2G và 3G). Với các nước không tính trường hợp chuyển mạng giữa 2G và 3G, tỉ lệ thuê bao chuyển mạng 2% được coi là thành công về mặt triển khai.
Trung Hiền (Vietnam+)
-
Apple ngừng hỗ trợ sao lưu iCloud trên iPhone và iPad cũ -
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử