-
Hoàn tất bàn giao thiết bị để chuẩn bị vận hành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên -
Đà Nẵng xem xét, thông qua các nghị quyết để triển khai cơ chế đặc thù -
Hà Nội phê duyệt vị trí việc làm tại nhiều cơ quan, đơn vị -
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản -
Hạn chế tối đa gấp gáp bổ sung nội dung mới vào chương trình kỳ họp Quốc hội -
Sóc Trăng đạt kết quả toàn diện về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Hoàng Minh Sơn (Ảnh PT). |
Hoạt động của một trường đại học, ngoài Luật Giáo dục đại học còn chịu sự chi phối của hàng loạt luật khác nữa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn đi nhấn lại điều này khi trao đổi với báo chí bên lề hội thảo về tự chủ đại học, ngày 27/11/2020.
Tại đây, một số tham luận đã bày tỏ lo ngại sự cản trở của tự chủ đại học, nhìn từ vụ cách chức Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng gây xôn xao dư luận và nóng trên cả diễn đàn Quốc hội kỳ họp thứ 10 vừa qua.
Từ "bài học" Trường Tôn Đức Thắng, các trường đại học cần làm thế nào để tự chủ đại học đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong đợi, thưa Thứ trưởng?
Theo tôi có hai điểm. Thứ nhất là phải quan niệm đúng về tự chủ đại học, đó là các trường được chủ động quyết định căn cứ theo quy định của pháp luật mà không phải thực hiện cơ chế xin - cho, nhưng không phải tự do mà phải trong khuôn khổ pháp luật. Một trường đại học chịu sự chi phối của nhiều luật: đầu tư công, đấu thầu, ngân sách và nhiều luật khác nữa, đây là điểm rất quan trọng.
Thứ hai, các trường cần thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, không chỉ với xã hội, mà với nội bộ, cán bộ sinh viên, người học trong trường và cơ quan quản lý nhà nước, đấy là cơ chế để thực hiện trách nhiệm giải trình. Đương nhiên như thế cần xây dựng tốt thiết chế hội đồng trường.
Trường Tôn Đức Thắng cũng có hội đồng trường rất lâu rồi, nhưng gần đây có xảy ra một số chuyện, xuất phát từ hai điểm chúng tôi vừa nêu. Nếu thực hiện công khai, dân chủ, nhìn nhận về tự chủ đại học đúng đắn hơn, đúng quy định của pháp luật thì sẽ đảm bảo hoạt động của hệ thống.
Các trường ngoài công lập thì ngoài là một trường đại học còn là đơn vị sự nghiệp công lập nữa, nên có những chi phối của nhiều luật khác, điểm này cần hết sức lưu tâm.
Vậy có sự lùng nhùng, lúng túng trong vận dụng các luật đó không, khi mà trong việc cách chức Hiệu trưởng Lê Vinh Danh của Trường Tôn Đức Thắng... (Thứ trưởng ngắt lời).
Hôm nay, chúng ta nói về tự chủ đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học, nên vấn đề đó nên hỏi bộ chức năng, bộ liên quan thì tốt hơn.
Nhưng với 1 trường đại học thì quy chế quản lý cao nhất là Luật Giáo dục đại học, như các đại biểu Quốc hội đã phân tích trong phiên chất vấn kỳ họp thứ 10 vừa qua? Ý kiến của Thứ trưởng thế nào?
Chúng ta thấy một đại học công lập, ngoài Luật Giáo dục đại học còn chịu sự chi phối của hàng loạt luật khác nữa, vì tất cả chúng ta đều hoạt động theo pháp luật chứ không chỉ Luật Giáo dục đại học, đó là các Luật Viên chức, đầu tư công, đấu thầu, ngân sách, quản lý tài sản công. Cao nhất là Hiến pháp, các luật có sự quan hệ lẫn nhau chứ không chỉ có Luật Giáo dục đại học.
Chưa bàn đến quản lý tài sản trong Trường Tôn Đức Thắng, riêng chuyện của Hiệu trưởng Lê Vinh Danh thì các đại biểu nêu cách chức ông này cần phải tuân theo Luật Giáo dục đại học, quan điểm của Thứ trưởng ra sao?
Luật Giáo dục đại học quy định về việc bầu, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm chứ không quy định cách chức, hình thức kỷ luật của một viên chức. Lưu ý phạm vi là thế. Không nên đi sâu vào Trường Tôn Đức Thắng buổi hôm nay, nên hỏi cơ quan chuyên môn, một bộ không nắm hết được.
Nhiều tham luận tại Hội thảo hôm nay phân tích có biểu hiện lợi ích nhóm cản trở tự chủ của các trường đại học (Thứ trưởng lại ngắt lời).
Tôi chưa có số liệu, chưa có minh chứng thì không trả lời được. Câu hỏi chưa có căn cứ chặt chẽ thì không trả lời được, cái đó chưa khẳng định được. Chưa có cơ sở hay số liệu nào khẳng định điều đó. Tham luận ở đâu thì cứ trích dẫn ở đó, có thể ở một trường. Để tránh rơi vào bẫy, phải hỏi xem họ căn cứ vào đâu. Hỏi họ rồi mới phản biện chứ không nên phản biện ngay mà chưa có căn cứ.
Vậy làm thể nào để hội đồng trường không hình thức, thưa Thứ trưởng?
Cần thay đổi nhận thức, phải hiểu kỹ quy định của pháp luật, làm đi, hành động đi rồi thay đổi nhận thức. Một trường mà chưa có hội đồng trường bao giờ thì nhìn nhận hội đồng này không quan trọng, nhưng đã thực hiện rồi thì hết sức quan trọng, phải làm, từ trước chưa có hội đồng trường nhưng nay tự chủ thì phải có, phải làm mới thấy quan trọng.
-
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản -
Hạn chế tối đa gấp gáp bổ sung nội dung mới vào chương trình kỳ họp Quốc hội -
Sóc Trăng đạt kết quả toàn diện về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội -
Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND tỉnh -
Thống nhất sửa đổi Luật Báo chí trong năm 2025 -
Ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn -
Nhiều kiến nghị của Ninh Thuận để khởi động Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
-
1 Bộ Công an khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình tại tỉnh Bắc Ninh -
2 Ngân hàng mạnh tay tăng lãi suất tiền gửi: Không phải do thanh khoản căng -
3 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 3: Thước đo mới cho công tác cán bộ -
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/12 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/12
- PJICO tham dự Ngày hội “Hành trình nghề nghiệp và Kết nối việc làm” năm 2024
- Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
- Agribank dành hơn 14 tỷ đồng tặng khách hàng tham gia chương trình “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”
- Larue tiếp tục hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân Tiền Giang
- KCN Lai Vu mời thẩm định giá đối với máy móc thiết bị lắp đặt tại Nhà máy Xử lý nước thải
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững