-
Bộ Công an thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên không gian mạng -
Khởi tố nhiều cán bộ Sở Y tế Hà Nội -
Quảng Nam: Kiến nghị chấm dứt 3 dự án thuộc các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc -
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước
Phóng viên đến tận trường nơi cô giáo này dạy, phỏng vấn hiệu phó nhà trường về chuyện riêng của cô giáo. Sau đó phỏng vấn lãnh đạo ngành giáo dục địa phương về vụ hình ảnh phòng the của cô giáo bị tung lên mạng.
Xin không nói thêm về chuyện cô giáo, mà chỉ có vài dòng như vậy để bàn về một vấn đề khác, đó là mục đích của việc đưa thông tin và hậu quả có thể xảy ra.
Cú sốc thứ nhất của cô giáo là người tung hình ảnh phòng the của cô lên mạng và đe dọa cô. Cú sốc thứ hai nặng nề hơn, đó là báo chí lại khai thác đưa tin. Cô giáo là nạn nhân của người nhặt được điện thoại và là nạn nhân của báo chí. Việc một cô giáo không may bị mất điện thoại, bị kẻ xấu tung hình ảnh riêng tư lên mạng sẽ không gây nguy hiểm cho cô bằng những bài báo viết về chuyện này.
Người dân đọc báo, một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn triệu, thành những câu chuyện khác nhau. Chắc chắn, cô đang là nạn nhân của những miệng tiếng, xì xào, soi mói của những người chung quanh. Cô và gia đình sẽ rất khó khăn để vượt qua “tai nạn” này.
Vậy thì, những tin tức này chẳng phục vụ bạn đọc gì hơn ngoài việc thu hút sự tò mò, gây sốc. Nhưng vì mục đích thu hút bạn đọc cho tờ báo mà khai thác chuyện của cô giáo, thì lại rất có hại cho cô giáo và gia đình của cô. Thậm chí, có thể tệ hại hơn nếu như cô giáo không chịu nổi thị phi.
Mới đây, vụ “Kiều nữ Hải Dương” cũng gây sốc trong dư luận. Người đàn bà bị cho rằng “cưỡng hiếp” tài xế taxi từ Mỹ về phát đơn kiện đòi lại công bằng cho mình. Nếu sự thật như “kiều nữ” nói là các tờ báo viết về bà hoàn toàn sai sự thật, thì cũng nên xử lý thật nghiêm để hạn chế các loại tin tức giật gân nhưng có thể gây “chết người”.
Riêng đối với cô giáo, cô không thể kiện ai để đòi công bằng, bởi vì chuyện mất điện thoại và bị kẻ xấu lợi dụng đưa hình ảnh lên mạng là có thật. Chỉ có điều, sự thật của cô không cần phải đưa lên cho tất cả mọi người biết như báo chí đã làm. Cô giáo cũng bị đối xử bất công, mặc dù đó là chuyện thật.
Cho nên, có không ít sự thật, nếu cứ đưa lên báo, đôi khi lại gây ra bất công vì đã biến người trong cuộc thành nạn nhân của dư luận.
Tại Hội nghị báo chí toàn quốc diễn ra ngày 14.1, Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Đinh Thế Huynh yêu cầu phải quyết liệt chấn chỉnh, khắc phục tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin giật gân, câu khách, hạ thấp chất lượng văn hóa của báo chí, chạy theo lợi ích kinh tế một cách phi văn hóa, vô trách nhiệm với xã hội.
Báo chí không thể vô trách nhiệm, cho dù là chỉ với một người.
Thanh Phong (Báo Lao Động)
-
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn -
Công an tỉnh Bắc Ninh phá đường dây lừa đảo có hơn 13.000 bị hại -
TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết -
Xử lý nghiêm chủ đầu tư các thủy điện vi phạm quy định về đầu tư xây dựng
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank