-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Hơn 3 năm trước, gia đình chị Hải Yến, 30 tuổi, ở Quảng Yên, Quảng Ninh, xây nhà mới. Vì khoảng trống phía bên trái nhà còn khá rộng nên gia đình quyết định xây bể cá. Ý tưởng đưa ra ai cũng hưởng ứng nhiệt tình. Nhưng vì không tìm hiểu kỹ nên họ gặp nhiều rắc rối về sau.
Bể có chiều dài 3,2 m, rộng tầm 2 m, nhưng độ sâu chỉ khoảng 30 cm. Chị Yến kể thời gian đầu, cả nhà rất hào hứng mua cá về thả, chủ yếu là cá vàng, sau này có thả thêm một ít cá Koi.
Nhưng do bể quá nông, hệ thống lọc nước kém nên chỉ nuôi được 2 tuần là nước xanh ngắt rêu, cả nhà lại hì hục bắt cá ra để rửa bể, mỗi lần mất khoảng 2 tiếng.
Bể cá nhà chị Yến bỏ không 6 tháng nay, chưa biết làm gì. Ảnh: H.Y. |
Chưa hết, bể nằm ngoài trời, bên trên không có mái che nên mỗi đợt lạnh quá hay nóng quá cá cũng chết dần, hôm nào chị ra thăm cũng thấy 1 - 2 con nổi lên. Gia đình liên tục phải mua cá mới thay thế.
Khoảng nửa năm nay, chị Yến bận rộn, không có thời gian rửa bể nên quyết định ngừng nuôi. "Bể cá khiến cả nhà tôi chật vật 3 năm trời. Giờ tôi đang tính đổ đất vào trồng rau, nhưng nền gạch khiến nước không thoát được, giờ chưa biết để làm gì", chị Yến nói.
Nhiều năm làm nghề, kiến trúc sư Huỳnh Xuân Hải (TP HCM) đã gặp rất nhiều gia chủ xây bể cá trong nhà hay cạnh nhà nhưng chỉ háo hức thời gian đầu, sau đó là chán. Vì không tìm hiểu kỹ về các kích thước cần có, hệ thống lọc nước hay mái che, xây theo ý thích hoặc theo phong thủy, nên gặp nhiều rắc rối về sau.
Kiến trúc sư Hải cho hay trong trường hợp nhà chị Yến, bể có độ sâu 30 cm như vậy là quá nông. Với kích thước hơn 3 m chiều dài, rộng hơn 2 m, độ sâu nên 50 - 60 cm mới thích hợp. Bể không nên sâu quá vì nếu nhà có trẻ con có thể dẫn tới những tình huống nguy hiểm.
Bể cá nếu để bên ngoài nhà cần có mái che bên trên, bởi không có nắng rêu sẽ không phát triển. Mặt khác, khi đó nhiệt độ nước sẽ giữ ở một mức ổn định, không bị quá nóng hay quá lạnh theo biến đổi nhiệt ngoài trời.
Kiến trúc sư Hải gợi ý nếu không muốn nuôi cá nữa, chị Yến và những người có hoàn cảnh tương tự có thể tham khảo hai trường hợp sau:
- Đổ nước vào trồng hoa sen, hoa súng hoặc những loại cây sống dưới nước. Cách này đỡ tốn thời gian chăm sóc, mang lại không gian xanh, hữu tình cho căn nhà.
- Vườn khô kiểu Nhật: Với sỏi, một số loại cây, đá non bộ... tạo nên tiểu cảnh đẹp, dấu ấn cho ngôi nhà. Phương án này cũng không tốn thời gian chăm sóc nhiều.
-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long” -
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt