
-
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt vì ngập lụt tại Quảng Bình
Do ảnh hưởng của mưa lũ trong các ngày từ 12-14/10 trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, ngành đường sắt đã quyết định phong tỏa các khu gian tại Quảng Bình khiến cho tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn.
TIN LIÊN QUAN
![]() |
Sạt lở mái taluy đường sắt Bắc-Nam đoạn Ngọc Lâm-Lạc Sơn thuộc xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình |
Ngay sau khi xảy ra sụt lở, để đảm bảo an toàn, Tổng công ty đã tiến hành phong tỏa khu gian Ngọc Lâm-Lạc Sơn 2 lần (lần 1 từ 17 giờ 25 phút đến 18 giờ 44 phút trả đường với tốc độ 5km/giờ; lần 2 từ 22 giờ 15 phút, tiếp tục phong tỏa khu gian Ngọc Lâm-Lạc Sơn và trả đường 5km/giờ vào 7 giờ 56 phút sáng nay ngày 14/10).
Tuy nhiên, đến chiều ngày 14/10, tại khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục xảy ra mưa lớn trên diện rộng và diễn biến phức tạp nên vùng sạt lở tiếp tục mở rộng, tính đến 19 giờ tối ngày 14/10, đã có 11 điểm sạt lở trong khu gian từ ga La Khê đến ga Ngọc Lâm.
Tại Ga La Khê, nước ngập trên mặt ray 10cm, đường ga số 1,3 phải phong tỏa; đường số 2 (chính tuyến) nước ngập 5cm phải dẫn đường với vận tốc 5km/giờ. Tại km396+625 đến km396+650, nước trôi đã nền đường dưới đáy tà vẹt phải phong tỏa lúc 16 giờ 45 phút...
Tại các ga Đồng Hới, Lệ Kỳ đã bị ngập hoàn toàn. Hiện, Tổng công ty Đường sắt đã tiến hành phong tỏa khu gian và dừng 10 đoàn tàu khách và 12 đoàn tàu hàng đang nằm dọc đường chờ thông tuyến.
Ngay sau khi có thông tin về đợt mưa lớn kéo dài, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị trong khu vực bị ảnh hưởng thường trực 24/24 giờ, sẵn sàng ứng phó với hậu quả do mưa lũ gây ra.
Đồng thời, các đơn vị trong khu vực đã điều động hàng trăm công nhân tham gia cứu chữa, khắc phục sự cố và theo dõi trực chốt tại các điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao.
Hiện, Tổng công ty Đường sắt đang tiếp tục bám sát diễn biến mưa lũ, chỉ đạo các đơn vị trong khu vực tập trung vật tư, nhân lực, phối hợp tổ chức vận chuyển vật tư, thiết bị và công tác cứu chữa đảm bảo thông tàu trong thời gian sớm nhất.

Dự thảo Luật Đường sắt: Va quan điểm giữa Đường sắt Việt Nam với các bộ, ngành
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) lo ngại rằng, nếu Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được ban hành sẽ phá vỡ sự ổn định của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn