
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
![]() |
F&N Dairy Investments thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, bắt đầu rót vốn vào Vinamilk từ năm 2005 |
F&N Dairy Investments Pte. Ltd vừa thông báo mua thành công 6,6 triệu cổ phiếu của Công ty của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh trên sàn và thỏa thuận từ ngày 21/2 đến 22/3.
Căn cứ theo mức giá thấp nhất trong thời gian giao dịch là 196.000 đồng (ngày 28/2), đại gia Thái Lan phải chi khoảng 1.300 tỷ đồng để gom vào khối cổ phiếu này. Sau giao dịch, nhà đầu tư này nâng tỷ lệ sở hữu tại Vinamilk lên 17,26%, tương đương 250 triệu cổ phần.
Mới đây, F&N Dairy Investments lại tiếp tục đăng ký mua vào 14,5 triệu cổ phiếu nhằm mục địch đầu tư. Con số này đúng bằng lượng cổ phiếu giao dịch không thành công trong đợt trước do điều kiện thị trường không phù hợp.
Giao dịch dự kiến kéo dài đến hết tháng 4. Nếu thành công, nhà đầu tư này sẽ nắm giữ 18,26% vốn điều lệ của doanh nghiệp đang dẫn đầu thị phần sữa tại Việt Nam. Đây là tỷ lệ mà F&N Dairy Investments theo đuổi từ giữa tháng 4/2017, nhưng liên tiếp thất bại.
F&N Dairy Investments thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, bắt đầu rót vốn vào Vinamilk từ năm 2005. Nhà đầu tư này hiện là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk và có đại diện là ông Lee Meng Tat, Michael Chye Hin Fah trong Hội đồng quản trị.
Cuối năm 2016, F&N Dairy Investments cùng với F&NBev Manufacturing chi gần 500 triệu USD (tương đương khoảng 11.286 tỷ đồng) để mua 60% khối lượng cổ phiếu do SCIC chào bán công khai theo phương án thoái vốn nhà nước. Mức giá mua vào tại thời điểm đó cao hơn so với thị trường gần 7%.

-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower