
-
Thông tin về sáp nhập, tinh gọn bộ máy được tìm kiếm nhiều nhất
-
iPhone Fold: Bản lề siêu bền, màn hình phẳng hơn
-
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng
-
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps
-
iOS 18.4 có gì mới? -
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone
![]() |
Thái Lan là thị trường đầu tiên tại Đông Nam Á được Uber thí điểm dịch vụ moto. Ảnh: Internet. |
Công ty Uber vừa ra mắt thí điểm dịch vụ “UberMoto” tại thị trường Thái Lan. Với dịch vụ “xe ôm” này, cách thức gọi xe cũng giống như taxi Uber, người dùng có thể đặt trước thông qua ứng dụng trên smartphone.
Ngay sau khi UberMoto ra mắt dịch vụ tại Thái Lan, giới truyền thông cho rằng, rất có thể hãng công nghệ này cũng sẽ tiếp tục phát triển ra các nước Đông Nam Á có lượng xe máy rất lớn như Indonesia hay Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với báo giới, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc điều hành Uber Việt Nam cho hay: UberMoto là bài toán kinh doanh đang được hãng cân nhắc phát triển trong thời gian gần đây. Sau Thái Lan, Việt Nam cũng là quốc gia được hãng nghiên cứu, xem xét.
Tuy nhiên theo ông Dũng, giữa Việt Nam và các quốc gia như Đài Loan, Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan) có sự khác biệt. Tại Bangkok hay Jakarta, xe máy là phương tiện đi lại để giúp thoát tắc đường do ô tô gây ra, giá dịch vụ thậm chí còn có thể cao hơn taxi.
Còn tại Việt Nam lại khác, lượng xe máy lớn và đây là phương tiện di chuyển chủ yếu, có những đặc thù khác với Bangkok. Chính vì thế Uber vẫn đang đi tìm lời giải cho bài toán có nên mở dịch vụ tại Việt Nam hay không.
Dù vậy theo ông Dũng, hiện nay tại Việt Nam nhu cầu vận chuyển hàng hóa đang ngày càng lớn do mua bán qua mạng đang rất phát triển, từ các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ cho tới các công ty thương mại điện tử lớn (như Adayroi, Lazada…), do đó thực tế cũng đang mở ra nhiều cơ hội.
Tại thị trường Việt Nam, công ty cung cấp ứng dụng gọi xe qua smartphone Grab đã ra mắt dịch vụ “xe ôm” vận chuyển hàng khách GrabBike tại TP.HCM hồi tháng 11/2014 và tại Hà Nội từ tháng 6/2015 với , mức giá dịch vụ ban đầu là 3000 đồng/1 km, thu hút lực lượng tài xế gồm nhiều thành phần như sinh viên, công chức, lái xe “ôm” chuyên nghiệp...
Grab đặt tham vọng sau khi mạng lưới đủ mạnh sẽ mở rộng khu vực hoạt động, thậm chí có thể tung thêm dịch vụ giao nhận hàng hóa.

-
Người dùng ChatGPT tăng kỷ lục nhờ trào lưu tạo ảnh Ghibli -
Phát hiện gần 1.200 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp Việt -
iPhone 17 Air siêu mỏng nhưng đánh đổi nhiều tính năng -
Doanh nghiệp mất 10 năm để tham gia vào chuỗi cung ứng của Intel -
Cú hích SpaceX trên thị trường viễn thông Việt Nam -
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps -
iOS 18.4 có gì mới?
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort