Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Uống cà phê Starbucks thế nào cho đúng?
Anh Hoa - 28/03/2017 08:44
 
Bỏ ra hàng trăm nghìn đồng mua một ly cà phê Starbucks để thể hiện độ sang chảnh nhưng không phải người tiêu dùng Việt nào cũng biết cách thưởng thức cà phê khác lạ đúng chất Mỹ.

Từ lâu cà phê đã là một nét văn hóa rất đặc trưng của người Việt, gần như gắn liền với mọi sinh hoạt thường nhật và đi vào trong tâm thức. Giữa cái nếp sống đã quá quen thuộc ấy, Starbucks bước vào như một ông lớn về cà phê của thế giới.

Vượt qua mọi ánh mắt nghi ngờ về chất lượng cà phê cũng như những khó khăn ban đầu ở một thị trường vốn tôn thờ hạt cà phê của họ, Starbucks vẫn kiên trì phát huy những giá trị cốt lõi của thương hiệu đồng thời tôn trọng và hòa nhập với văn hóa thưởng thức cà phê của Việt Nam.

uống cà phê theo phong cách Starbucks còn giúp thực khách gọi tên được cảm nhận của vị giác và hiểu hơn về chính loại cà phê họ đang dùng
Uống cà phê theo phong cách Starbucks giúp thực khách gọi tên được cảm nhận của vị giác và hiểu hơn về chính loại cà phê họ đang dùng

Với 27 cửa hàng trên cả nước chỉ sau 4 năm bước chân vào miền đất tiềm năng này, khó ai có thể phủ nhận sự thành công và mức độ phủ sóng của Starbucks. Tuy có mức giá khá cao so với thu nhập trung bình của người Việt, song Starbucks dần chiếm được cảm tình của những tín đồ sành uống cà phê không chỉ bởi những hạt cà phê Arabica có chất lượng vượt trội và hương thơm mê hoặc, mà còn bởi phong cách thưởng thức cà phê khác lạ đúng chất Mỹ.

Đơn cử như việc uống một ly cà phê đen nóng, khác với thói quen uống thẳng sau khi rót, các nhân viên pha chế ở Starbucks sẽ hướng dẫn khách hàng “tận hưởng” cà phê theo bốn bước: hít hà từng làn hương nồng nàn, hớp mạnh để cà phê lan tỏa vào trong khoang miệng, định vị những hương vị cảm nhận được và miêu tả lại trải nghiệm đó cho những người khác.

Hơn cả nhâm nhi, uống cà phê theo phong cách Starbucks còn giúp thực khách gọi tên được cảm nhận của vị giác và hiểu hơn về chính loại cà phê họ đang dùng.

Chính những kiến thức tích lũy được dần dần này sẽ biến những người không yêu cà phê thành tín đồ, và biến những tín đồ cà phê thành bậc thầy trong thưởng thức. Họ sẽ biết được cà phê Kenya thì phù hợp khi uống lạnh bởi vị chua mát dễ chịu giúp giải nhiệt ngày hè, hay dòng cà phê rang đậm là sự kết hợp hoàn hảo với những loại bánh vị socola.

Cụm từ “food pairing” chính là để chỉ cách kết hợp đầy tinh tế này, giúp dậy vị cà phê và cân bằng hương vị thức ăn. Điều này chưa được người Việt quá chú trọng khi họ thường gọi đồ theo sở thích khiến trải nghiệm chưa được tròn vẹn.

Qua 4 năm phát triển và mở rộng ở Việt Nam, Starbucks vẫn kiên trì hướng dẫn khách thưởng thức cà phê theo cách riêng của Starbucks
Qua 4 năm phát triển và mở rộng ở Việt Nam, Starbucks vẫn kiên trì hướng dẫn khách thưởng thức cà phê theo phong cách riêng của Starbucks

Tuy là phong cách uống cà phê “take-away”, chủ yếu phục vụ mục đích chống buồn ngủ như thường thấy ở các quán Starbucks bên Mỹ, Starbucks ở Việt Nam có nét hòa nhập hơn với văn hóa thưởng thức cà phê như một thú vui ở nơi đây.

Nếu ai đã từng dạo qua các cửa hàng Starbucks ở những nước khác sẽ thấy, thương hiệu này mở những cửa hàng rộng rãi, nhiều chỗ ngồi hơn ở Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến khâu thiết kế. Đây là một bước để tiến gần hơn đến văn hóa bản địa, nơi mà người dân thích ngồi lại nhâm nhi ly cà phê của họ, nhấp từng ngụm nhỏ và phiêu lưu trong dòng suy tưởng.

Một điều đặc biệt nữa đến từ những món đồ uống theo mùa của Starbucks. Chỉ được bán trong một khoảng thời gian nhất định, những hương vị liên tục được thay mới này mang đậm hương vị của từng mùa. Đó là hương hoa quả mọng giúp giải nhiệt mùa hè, hay vị socola ấm nóng ngọt ngào không thể thiếu trong mùa Giáng sinh.

Được pha chế cầu kỳ với những thành phần hảo hạng hơn, thức uống theo mùa của Starbucks có giá thành cao hơn nhưng thường xuyên “cháy hàng” do nhu cầu rất lớn của thực khách sành sỏi. Đây cũng là cách Starbucks tạo dấu ấn riêng biệt, bằng việc khơi dậy sự phấn khích và háo hức của khách hàng khi chờ đợi đến dịp được thưởng thức những hương vị yêu thích.

Cách thưởng thức cà phê theo cách riêng của Starbucks, vẫn gìn giữ những nét đặc trưng của cà phê Mỹ nhưng lại biết cách hòa nhập và tôn trọng văn hóa thưởng thức cà phê của người bản địa. Đây có lẽ là lý do thương hiệu này ngày càng được yêu mến, và đang dần dần đi vào cuộc sống của một bộ phận người Việt như một nét văn hóa uống cà phê mới lạ và độc đáo.

Hành trình trở thành “đại sứ” của Starbucks
Tại Starbucks, một Coffee Master đòi hỏi phải có tinh thần đam mê thật sự, nghiêm túc trong việc tự tìm tòi và hoàn thiện kiến thức để trở thành...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư