
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí
Ông Marc Cagnard, Giám đốc Ubifrance tại Việt Nam trao đổi về triển vọng xuất hiện một làn sóng đầu tư, thương mại mới của doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam.
![]() |
Bộ trưởng Ngoại thương Pháp, bà Nicole Bricq sẽ dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Pháp sang thăm Việt Nam lần này. Đây là một trong ba đoàn doanh nghiệp Pháp lớn nhất mà Ubifrance từng tổ chức để tìm kiếm cơ hội tại nước ngoài. Vì sao doanh nghiệp Pháp lại có sự quan tâm lớn như vậy tới thị trường Việt Nam, thưa ông?
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh với dân số 90 triệu, thu nhập của người dân được cải thiện và tốc độ đô thị hóa khá cao. Hơn nữa, tình hình ở khu vực châu Âu hiện khó khăn, vì vậy các doanh nghiệp đang tìm kiếm các thị trường năng động hơn ở khu vực châu Á như Việt Nam.
Một điểm khác nữa là Việt Nam và Pháp có mối quan hệ lịch sử gắn kết chặt chẽ. Đối với doanh nghiệp Pháp, điều này rất quan trọng. Với những lý do đó, doanh nghiệp Pháp coi Việt Nam là một thị trường ưu tiên, dù kinh tế Việt Nam phải đối mặt với một số khó khăn trong 2 năm qua.
Những lĩnh vực nào ở Việt Nam thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Pháp?
Năm ngoái, chúng tôi có khoảng 330 doanh nghiệp Pháp đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư và thương mại, đây là một con số khá lớn. Trước đây, các chuyến đi của các doanh nghiệp Pháp hầu hết tập trung vào lĩnh vực giao thông, hạ tầng và năng lượng. Hiện có nhiều hơn các chuyến tìm hiểu cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp Pháp trong các lĩnh vực khác như hàng tiêu dùng, y tế, du lịch, công nghệ mới và lĩnh vực phần mềm.
Trong tổng số các chuyến làm việc năm ngoái, số lượng chuyến thăm trong lĩnh vực hạ tầng đã giảm xuống 35% từ 50% ở các năm trước. Con số này là 30% đối với nông nghiệp, hơn 20% đối với hàng hóa tiêu dùng và 15% đối với lĩnh vực công nghệ mới.
Ông có thể cho biết chi tiết sự quan tâm của các doanh nghiệp Pháp đối với lĩnh vực hàng tiêu dùng ở Việt Nam?
Với thu nhập ngày càng tăng, người dân Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc mua hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ châu Âu, những sản phẩm khá đắt đỏ, nhưng chất lượng và thiết kế đạt tiêu chuẩn cao. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Pháp muốn đưa sang Việt Nam ngày càng nhiều sản phẩm tiêu dùng, các trang thiết bị để sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm, dệt may và các phụ kiện như túi xách.
Việt Nam ngày nay cũng có rất nhiều trung tâm thương mại, các shop thời trang với sự hiện diện của các sản phẩm cao cấp mang thương hiệu Pháp như Chanel, Dior, LongChamp, Chanel and Louis Vuitton. Đặc biệt trước đây, các doanh nghiệp của chúng tôi sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang châu Âu, nhưng ngày nay, các công ty này đã bắt đầu bán các sản phẩm của họ ở chính thị trường Việt Nam.
Lĩnh vực nông nghiệp là một thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam, vậy các doanh nghiệp Pháp quan tâm đến lĩnh vực này như thế nào?
Một vài doanh nghiệp Pháp trước đó chỉ xuất khẩu sang Việt Nam đã thành lập các công ty ở đây trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hay xử lý nước thải và môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong lĩnh vực này, chúng tôi cũng có rất nhiều doanh nghiệp đang xuất khẩu thực phẩm, rượu và đồ uống có cồn sang Việt Nam. Pháp cũng là một nước có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ cao, chính vì vậy, có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Pháp - Việt hợp tác trong lĩnh vực này.
Những quan ngại của các doanh nghiệp Pháp khi tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam là gì, thưa ông?
Một trong những thách thức lớn nhất đối với chúng tôi là các loại thuế ở Việt Nam rất cao, bên cạnh việc thiếu sự ổn định trong các quy định của Việt Nam.
Bách Quang
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài