-
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay từ khâu xây dựng văn bản -
Hạn chế tối đa gấp gáp bổ sung nội dung mới vào chương trình kỳ họp Quốc hội -
Sóc Trăng đạt kết quả toàn diện về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội -
Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND tỉnh -
Thống nhất sửa đổi Luật Báo chí trong năm 2025 -
Nhiều kiến nghị của Ninh Thuận để khởi động Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn trong phiên làm việc chiều 6/6 của Quốc hội. |
Theo lịch trình, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ là thành viên Chính phủ thứ hai tham gia phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội vào chiều ngày 6/6.
Để chuẩn bị cho hoạt động này, trước đó, Ủy ban Dân tộc đã có báo cáo gửi các vị đại biểu Quốc hội giải trình và trả lời chất vấn về một số nội dung liên quan đến nhóm lĩnh vực dân tộc, gồm 4 nội dung.
Một là, trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và công tác phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).
Hai là, Chính sách thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Ba là, Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bốn là, việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng.
Tiến độ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia chậm
Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (gồm Chương trình Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025), Ủy ban Dân tộc cho biết, các bộ, cơ quan trung ương đã ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo phân công nhiệm vụ.
“Tuy nhiên, một số văn bản, quy định, hướng dẫn cơ chế chính sách ban hành còn chậm so với kế hoạch”, Báo cáo do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh ký gửi nhấn mạnh.
Về nguyên nhân, Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp từ địa phương cho thấy, trong quá trình triển khai chương trình, có một số quy định hướng dẫn thiếu đồng bộ, chưa rõ (chưa có định mức hỗ trợ cụ thể), chưa đầy đủ, chưa tạo điều kiện phân cấp.
Đây là nguyên nhân của tình trạng hoặc không đảm bảo căn cứ pháp lý, hoặc dẫn đến khó khăn vướng mắc cho địa phương khi tổ chức triển khai thực hiện một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình.
Do đó, tiến độ triển khai khối lượng thực hiện và giải ngân vốn còn chậm, thấp so với dự kiến kế hoạch.
Hoạt động xây dựng các mô hình dự án phát triển sản xuất, nhất là các mô hình dự án liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở nhiều địa phương nhìn chung còn hạn chế, chưa có nhiều mô hình mới được xây dựng, nhân rộng và phát huy hiệu quả ở quy mô lớn.
Đánh giá nguyên nhân, Ủy ban Dân tộc cho rằng, ngoài tác động tiêu cực từ dịch bệnh, nội dung các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình Dân tộc thiểu số và miền núi có nội dung rộng, quy mô lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền trách nhiệm quản lý của nhiều ngành, nên khó tránh khỏi những vấn đề phát sinh về quy định, nội dung hướng dẫn trong quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách.
Các dự án chính sách trong khuôn khổ các chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể, có liên quan tới toàn diện đời sống của người dân.
Mặt khác, công tác chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình có sự tham gia của nhiều bộ, cơ quan trung ương nên quá trình phối hợp hoàn thiện đòi hỏi tiến hành nhiều bước, quy trình, thủ tục đảm bảo tuân thủ đúng các quy định.
“Do đó, dẫn đến chậm trễ nhất định so với kế hoạch đề ra”, Ủy ban báo cáo các vị đại biểu Quốc hội.
Vốn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã được phân bổ, nhưng khó giải ngân
Liên quan đến việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng, Ủy ban Dân tộc báo cáo khi Chương trình Mục tiêu quốc gia Dân tộc thiểu số và miền núi được ban hành, nguồn vốn đã nguồn vốn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã được phân bổ và được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy định cụ thể đối với việc sử dụng vốn đầu tư công để hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình. Do đó, các địa phương khó khăn trong giải ngân nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Để hỗ trợ đất ở đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc xác định cần tập trung triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Giải ngân nguồn vốn thực hiện hỗ trợ đất ở đất sản xuất chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có hoặc thiếu đất ở đất sản xuất.
Cụ thể, mục tiêu tới năm 2025 sẽ giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Trong đó, dự kiến sẽ giải quyết đất ở cho hơn 17.400 hộ, giải quyết trực tiếp đất sản xuất cho hơn 47.200 hộ và giải quyết sinh kế cho 271800 hộ.
Đối với cơ chế sử dụng vốn đầu tư công hỗ trợ trực tiếp gia đình: Chính phủ đã phối giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 27/2022/NĐ-CP, trong đó bổ sung cơ chế đặc thù và quy trình, thủ tục thành quyến toán theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận 50/TB-VPCP ngày 22/2/2023.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP.
Về ổn định dân cư bảo vệ và phát triển rừng, Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai Nghị quyết số 22/2020/NQ-CP về ổn định di cư tự do và quản lý sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.
Mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do, hoàn thành công tác bố trí toàn bộ số dân đã di cư tự do vào các điểm dân cư theo quy hoạch; hoàn thành việc nhập hộ khẩu, hộ tịch cho các hộ dân cư di cư tự do đủ điều kiện theo quy định; tập trung hoàn thiện phát triển hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững tại vùng dự án bố trí ổn định dân di cư tự do.
Ủy ban Dân tộc báo cáo sẽ phối hợp chặt chẽ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn danh mục các dự án bố trí ổn định dân di cư tự do do UBND các tỉnh đề xuất.
Theo đó, kế hoạch đầu tư nguồn vốn NSTW còn lại năm 2023 chưa phân bổ của các CTMTQG là: 1.208,188 tỷ đồng.
Trong đó: 183,188 tỷ đồng (vốn trong nước) để thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1.025 tỷ đồng (vốn nước ngoài) để thực hiện CTMTQG gia xây dựng nông thôn mới.
Chính phủ đề xuất:
a) Phân bổ 183,188 tỷ đồng vốn trong nước thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho 4 bộ, cơ quan trung ương, cụ thể:
- Phân bổ 67,027 tỷ đồng cho Ủy ban Dân tộc để đầu tư cơ sở vật chất cho các Trường chuyên biệt thuộc quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định tại Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phân bổ 92,765 tỷ đồng cho Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Đại học Tây Bắc và Đại học Tây Nguyên.
- Phân bổ 20,108 tỷ đồng cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện đầu tư xây dựng bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, hướng tới bảo tồn văn hóa, phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.
- Phân bổ 3,288 tỷ đồng cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để thực hiện xây dựng chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
b) Phân bổ 1.025 tỷ đồng vốn nước ngoài theo cam kết với nhà tài trợ để thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới phân bổ cho 16 tỉnh tham gia thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn để hỗ trợ.
-
Thái Bình tinh gọn bộ máy chính quyền, giảm 20% đầu mối nội bộ -
Hà Nội thông qua 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 -
Hà Nội ban hành quy định mới về phí thăm quan di tích, bảo tàng -
Hà Nội thông qua kế hoạch biên chế năm 2025 -
TP.HCM muốn tăng trưởng 10% trong năm 2025, đầu tư toàn xã hội phải đạt 500.000 tỷ đồng -
Quảng Ninh có tân Chủ tịch UBND tỉnh -
TP.HCM mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng trợ giá xe buýt nhưng hiệu quả rất thấp
- Acecook Việt Nam và những nỗ lực vì một Việt Nam phát triển bền vững
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam