
-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp
![]() |
Vải thiều Bắc Giang hiện đã được bảo hộ tại 8 quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc... |
Ngày 8/6/2021, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh, thành phố và các bạn hàng quốc tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tiêu thụ vải thiều năm 2021, với 22 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và 8 điểm cầu tại các nước: Nhật Bản, Australia, Singapore, Trung Quốc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, năm 2021, trước bối cảnh chung của đại dịch Covid-19, Bắc Giang đã quản lý chặt chẽ vùng dịch, không để lây ra cộng đồng, trong đó Lục Ngạn là vùng Vải thiều lớn nhất của tỉnh được bảo vệ nghiêm ngặt.
Đến nay, quả vải thiều của tỉnh Bắc Giang đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia.
Trước đó, vào tháng 3/2021 vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang đã trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, đã mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý vải thiều tại các quốc gia khác; đồng thời, là "giấy thông hành" để vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang xuất khẩu vào các thị trường lớn, tiềm năng khác.
Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, là vùng vải thiều tập trung lớn nhất cả nước, với cách làm sáng tạo, chủ động, hàng năm, vải thiều Bắc Giang đều có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm nay, khi dịch Covid-19 bùng phát, để ứng phó trong bối cảnh này, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng các kịch bản thu hoạch và tiêu thụ vải thiều năm 2021.
Năm 2021, diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020), trong đó vải chín sớm 6.050ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Thời gian thu hoạch vải dự kiến: Vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch rộ 20/5-10/6/2021; vải chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ 10/6-20/7/2021.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo của các cấp chính quyền và nhân dân, việc tiêu thụ vải thiều vẫn diễn ra thuận lợi, sản lượng tiêu thụ đến ngày 7/6 đạt hơn 53.000 tấn ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tại Nhật Bản, năm 2021 là nâm thứ 2 trái vải thiều có mặt tại thị trường này. Những lô hàng vải thiều xuất khẩu sang Nhật đã bắt đầu từ 23/5/2021. Dự kiến hàng nghìn tấn vải thiều sẽ được xuất sang Nhật trong năm nay.

-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh