-
Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Ninh: Khởi công xây dựng Cụm công nghiệp Đông Mai hơn 300 tỷ đồng -
Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng -
Hoà Bình: Khánh thành Tuyến cáp treo Hương Bình và động thổ dự án Thung lũng suối nguồn Hương Bình -
Bình Định ủng hộ Tập đoàn WPD thực hiện dự án điện gió tại huyện Vĩnh Thạnh
Báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến ngày 31/3/2023, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã giao kế hoạch chi tiết trên 617.244 tỷ đồng cho các chương trình, dự án, đạt 87,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong đó, vốn ngân sách Trung ương là trên 320.717 tỷ đồng, đạt 88,2%; vốn ngân sách địa phương là trên 296.526 tỷ đồng, đạt 86,4%.
Như vậy, cho đến nay, vẫn còn trên 89.799 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 12,7% kế hoạch. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thì nguyên nhân dẫn đến việc này là do việc chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giao kế hoạch hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương còn thiếu chủ động và chậm trễ.
Trong khi đó, liên quan đến tình hình giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/3/2023 đạt trên 73.192 tỷ đồng, đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong đó, vốn trong nước là 72.231 tỷ đồng, đạt 10,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn nước ngoài là 960,843 tỷ đồng, đạt 3,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã xuống các địa phương, vào các dự án để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai. |
Như vậy, tỷ lệ giải ngân của quý I năm nay thấp hơn con số 11,88% của cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, xét về con số tuyệt đối thì vẫn cao hơn khoang 11.700 tỷ đồng, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I, có 2 bộ, cơ quan trung ương và 17 địa phương giải ngân trên 15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, Bộ Giao thông - Vận tải là 15,37%, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là 17,48%, Tiền Giang 33,36%, Bến Tre 30,73%, Điện Biên 24,67%, Thành phố Hải Phòng 24,61%...
Nhưng ngược lại, có 48 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước (10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, 30 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân (0%) kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023.
Đánh giá về tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý I/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ lệ này phản ánh đúng xu hướng, đặc thù của vốn đầu tư, đó là đầu năm thi công tích lũy khối lượng, cuối năm triển khai thanh toán.
Hơn nữa, theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, trong các tháng đầu năm, các bộ, ngành và địa phương đang tập trung thực hiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; nhiều dự án vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; một số dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu, ảnh hưởng tiến độ, khối lượng nghiệm thu giải ngân vốn.
Trong khi đó, đối với vốn nước ngoài, một số dự án chưa tháo gỡ được khó khăn trong công tác lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm định giá thiết bị để làm cơ sở xác định giá gói thầu nên chưa đủ điều kiện thực hiện và giải ngân.
Để thúc đẩy giải ngân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh việc phân bổ chi tiết vốn, đồng thời tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để tách công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, ra khỏi dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong giải ngân đầu tư công…
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các bộ ngành, địa phương chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án…
Trong thúc đẩy giải ngân đầu tư công, đẩy nhanh việc thực thi các chương trình, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số vốn 176.000 tỷ đồng chi đầu tư phát triển thuộc Chương trình, đã có trên 161.848 tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch.
Số vốn 14.151,685 tỷ đồng còn lại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ phương án phân bổ 13.369,468 tỷ đồng. Đối với 782,217 tỷ đồng còn lại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phân bổ tiếp.
-
Hoà Bình: Khánh thành Tuyến cáp treo Hương Bình và động thổ dự án Thung lũng suối nguồn Hương Bình -
Bình Định ủng hộ Tập đoàn WPD thực hiện dự án điện gió tại huyện Vĩnh Thạnh -
Chủ tịch VTBA chia sẻ lý do Tập đoàn Foxlink chọn Đà Nẵng đầu tư dự án -
Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
Đà Nẵng trao chứng nhận đầu tư cho nhiều dự án lớn -
KCN Tràng Duệ 3 và Khu đô thị Tràng Cát được cấp đăng ký đầu tư
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land