Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 29 tháng 04 năm 2024,
Vận động 100.000 hộ chăn nuôi cam kết không sử dụng chất cấm
Hà Tâm - 20/04/2016 13:31
 
Sáng nay (20/4/2016), Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) cùng Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng Công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (ANCO) và Công ty cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc (PROCONCO) chính thức ký kết hợp tác triển khai
TIN LIÊN QUAN

Chương trình vận động sẽ kéo dài từ 20/4 đến 31/12/2016 trên toàn quốc với các hoạt động chính bao gồm vận động 100.000 hộ chăn nuôi kỷ cam kết không sử dụng chất cấm, tổ chức chuỗi tập huấn phổ biến kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn, hiệu quả và tuyên truyền nâng cao nhận thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng đến xây dựng nền chăn nuôi sạch và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập.

Chương trình vận động được đưa ra trong bối cảnh tình hình sử dụng chất tạo nạc cấm gốc beta-agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn trong thời gian qua đã trở thành vấn nạn, gây hoang mang trong dư luận xã hội, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng và tác động tiêu cực đến sự phát triền của ngành chăn nuôi trong nước.

Trước đó, từ tháng 11/2015 Bộ NN&PTNN đã phối họp với lực lượng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công An) thành lập nhiều chuyên án kiểm tra các trang trại và cơ sở chăn nuôi lợn cả nước, điều tra và triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Song song đó, Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu salbutamol 1 đồng thời đề xuất bổ sung các nguyên liệu, các thuốc bị cấm sừ dụng trong các lĩnh vực khác vào danh mục “thuốc phải kiểm soát đặc biệt” của Luật Dược sửa đổi.

Tháng 11/2015, các bộ ngành cũng trình Quốc hội thông qua những điểm sửa đổi về việc xừ lý hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi. Kết quả, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi chính thức áp dụng từ ngày 01/7/2016 sẽ áp dụng biện pháp xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm. Theo đó, điều 317 quy định, các cá nhân, tổ chức sừ dụng các hóa chất, phụ gia bị cấm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt hành chính từ 50 - 120 triệu, phạt tù từ 1 - 5 năm, trường hợp nặng có thể bị phạt tiền 1 tỉ đồng, phạt tù 20 năm. Ngoài ra, các bộ ngành cũng quyết liệt áp dụng biện pháp tiêu hủy đối với đàn lợn bị phát hiện có chất cấm, tức người chăn nuôi có nguy cơ mất trăng sản nghiệp nếu sử dụng chất cấm dưới mọi hình thức.

Nhờ đó, tính đến thời điểm tháng 4 năm 2016, tình hình nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã có bước chuyển biến lớn.

Dự kiến, sẽ có 10-20 lớp tập huấn (mỗi lớp 150-300 người) được tổ chức để phổ biến kiến thức cho các hộ chăn nuôi, tập trung các địa phương chăn nuôi lợn trọng điểm bao gồm 10 tỉnh miền Bắc và miền Nam: Đồng Nai, Long An, Đắc Lắc, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trường Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định: "Giải quyết tận gốc vấn đề sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong năm 2016 là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của Cục Chăn nuôi cũng như của Bộ NN&PTNT trong năm nay. Ngoài áp dụng biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thì việc nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi là giải pháp mang tính lâu dài, bền vững và đóng vai trò rất lớn”

Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội chăn nuôi Việt Nam cũng cho biết: "Cấm thì dễ nhưng phải hướng dẫn người chăn nuôi để họ nhận thức, tự giác không sử dụng chất cấm và nắm các kiến thức để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả cao thì mới giải quyết được vấn đề. Nhằm giúp người chăn nuôi làm giàu chân chính, Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng các đơn vị đồng hành sẽ nỗ lực, sâu sát và nhanh chóng hơn trong các hoạt động hỗ trợ bà con thông qua việc xây dựng mô hình hướng dẫn chăn nuôi an toàn, hiệu quả, không chất cấm”.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư