
-
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
-
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng
-
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận -
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng
Giá vàng đã có phản ứng với dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ tăng nóng và ở mức cao nhất trong 40 năm. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng vào sáng thứ Năm cho tháng Giêng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường kỳ vọng CPI sẽ tăng 7,2%.
![]() |
Báo cáo này là báo cáo lạm phát nóng nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1982. Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ tăng vọt sau báo cáo, điều này đã gây áp lực lên thị trường kim loại quý. Liên minh châu Âu dự kiến lạm phát của khu vực đồng Euro sẽ tăng 3,5% vào năm 2022 và tăng 1,7% vào năm 2023.
Sau khi số liệu lạm phát được công bố, lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã vượt mốc 2% lần đầu tiên kể từ tháng 7/2019. Lợi suất kỳ hạn ngắn tăng mạnh hơn kỳ hạn dài, cho thấy nhà đầu tư dự đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quyết liệt nâng lãi suất để ngăn lạm phát gia tăng.
Mặc dù vàng được coi là tài sản chống lại lạm phát tăng cao, nhưng việc nâng lãi suất sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. Do đó giá kim loại quý cũng bị sụt giảm trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư.
Những suy đoán về lãi suất cơ bản và sức mạnh của USD đã thúc đẩy không ít nhà đầu tư dồn vào trái phiếu Mỹ giúp lãi suất trái phiếu từ 1,92%/năm vọt lên 1,99%/năm. Điều này đồng nghĩa dòng tiền chảy vào thị trường vàng bị chi phối.
Đồng thời, USD tăng trên thị trường thế giới sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia này trong tháng 1 cao hơn dự kiến. USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác tăng lên 95,66 điểm.
Tuy nhiên, vàng tiếp tục là kênh trú ẩn an toàn trước rủi ro địa chính trị và là tài sản phòng ngừa lạm phát. Giá vàng giao tháng 3/2022 cũng kỳ vọng lên 1.840 USD/ounce. Các nhà đầu tư gom mua vàng khi căng thẳng giữa Mỹ và Nga về vấn đề Ukraine vẫn tiếp diễn.
Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay giá vàng trong nước đồng loạt lao dốc sau ngày Thần tài. Vàng miếng tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC mua vào 61,05 triệu đồng/lượng và bán ra 61,75 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với đầu ngày mùng 10 tết, tức ngày Thần tài, vàng miếng SJC đã giảm 600.000 đồng ở chiều mua vào và bốc hơi 900.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng Vietcombank, mỗi lượng vàng SJC chênh lệch với thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Chính điều này khiến thị trường vàng trong nước kém hấp dẫn nhà đầu tư trong thời gian dài vừa qua.
Ngày 11/2, tỷ giá trung tâm Ngân hàng Nhà giảm 90 đồng mỗi USD, xuống còn 23.090 đồng/USD. Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại không thay đổi, Vietcombank mua USD với giá 22.500 đồng và bán ra 22.810 đồng.

-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt -
Khoảng trống pháp lý cho mô hình tập đoàn ngân hàng; Trái phiếu phát hành chủ yếu để đảo nợ -
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận -
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng -
Thuê, cho thuê, mua bán, mở hộ thẻ ngân hàng có thể bị phạt tới 200 triệu đồng -
Dự báo triển vọng cổ phiếu “vua” nửa cuối năm 2025 -
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu