
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
![]() |
ông Hiro Sagara, Co-Chairman Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 |
Là đồng chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam kỳ này, ông đánh giá thế nào về môi trường kinh doanh Việt Nam?
Môi trường kinh doanh Việt Nam đang tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ. Tin mới nhất là Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa được Quốc hội thông qua. Tôi tin là sẽ có nhiều chính sách mới thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp đông đảo nhất của Việt Nam.
Chúng tôi cũng mong sẽ nhìn thấy nhiều cải thiện tiếp tục, mạnh mẽ hơn. Vì các quốc gia xung quanh Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi cũng đang thay đổi rất nhanh và mạnh mẽ.
Bởi vậy, chúng tôi kỳ vọng các bước cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam tới đây sẽ chú tâm vào tốc độ và hiệu quả.
Đây là một nội dung chúng tôi sẽ kiến nghị với Chính phủ Việt Nam trong cuộc họp ngày mai.
VBF giữa kỳ đã xác định chủ đề Tăng cường liên kết khu vực đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới. Ông nhìn nhận mối liên kết này thế nào?
Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hiện tại, chúng tôi nhìn thấy nhiều tiềm năng để phát triển mạnh các mối liên kết này.
Nói riêng về các doanh nghiệp Nhật Bản. Doanh nghiệp Nhật có lợi thế về công nghệ, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được trong quá trình liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản.
Điểm quan trọng là các doanh nghiệp Nhật Bản bao gồm cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên khả năng tạo dựng các mối liên kết với doanh nghiệp Việt Nam rất đa dạng.
Điều này sẽ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp phụ trợ và sự cải thiện năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.
Tuy nhiên, vì là doanh nghiệp nhỏ và vừa , nên các doanh nghiệp Nhật Bản cần sự hậu thuẫn về môi trường kinh doanh, thủ tục đơn giản, minh bạch, rõ ràng...
Nói về xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, ông có nhận xét gì?
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh. Môi trường kinh doanh đang được cải thiện mạnh mẽ. Điều này sẽ mở rộng cơ hội đầu tư – kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng có những lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, có lĩnh vực chưa thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư.
Điều này phụ thuộc rất lớn và chính sách của Chính phủ Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Để thúc đẩy dòng vốn FDI vào những ngành, lĩnh vực mà kinh tế Việt Nam đang cần phát triển, Chính phủ phải chủ động, có những quy định, cơ chế, chính sách rõ ràng.
Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đến những vùng đất mà họ thấy an toàn, có cơ chế, chính sách thúc đẩy các mối liên kết trong kinh doanh.

-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân -
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower