
-
Chỉ định lãnh đạo tỉnh sau sắp xếp chỉ thực hiện trong năm 2025
-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka
-
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi”
-
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển -
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy
![]() |
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI. |
Hội thảo khoa học “Đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong bối cảnh mới" sẽ do VCCI phối hợp cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11/10.
Thông tin được ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI đưa ra hôm 7/10.
“Niềm tin của xã hội với doanh nghiệp, doanh nhân cần phải xây dựng, và việc đầu tiên phải làm là văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Trong quá trình này, doanh nhân là chủ thể quan trọng”, ông Công chia sẻ trước thềm sự kiện.
Ông Công đã nhắc lại giai đoạn thăng trầm trong sự hình thành và phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, nhiều doanh nhân thành công nhưng cũng không ít doanh nhân không liêm chính..., ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của thị trường, của đối tác, của nguồ tiêu dùng tới hàng hóa, thương hiệu Việt Nam.
"Doanh nhân thiếu đạo đức kinh doanh, thiếu liêm chính là hiện tượng đơn lẻ, nhưng câu chuyện về đạo đức doanh nhân cần phải bàn đến, để thống nhất nhận thức, lan tỏa trong cộng đồng kinh doanh và cả cộng đồng xã hội. Đây là mục tiêu của VCCI khi tổ chức Hội thảo này", ông Công nhấn mạnh.
Niềm tin của xã hội với doanh nghiệp, doanh nhân cần phải xây dựng, và việc đầu tiên phải làm là văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh. Trong quá trình này, doanh nhân là chủ thể quan trọng.
Đạo đức doanh nhân là câu chuyện đặc biệt quan trọng, đem lại giá trị trong văn hóa kinh doanh Việt Nam, đảm bảo sự phát triển bền vưng và tăng giá trị của hàng hóa, thương hiệu Việt.
Chia sẻ về nội dung và ý nghĩa của Hội thảo, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký VCCI cho biết: xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh được Đại hội toàn quốc VCCI lần thứ VII xác định là nhiệm vụ đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2021-2026.
Văn hoá kinh doanh có 3 tầng gắn với 3 chủ thể chính là: doanh nhân, doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó doanh nhân là chủ thể có vai trò hạt nhân, là cốt lõi để hình thành văn hoá doanh nghiệp và văn hoá kinh doanh quốc gia.
“Trong xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam, cần bắt đầu từ xây dựng từ con người doanh nhân Việt Nam, trong đó đạo đức là gốc, là nền tảng. Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/9/2011 của Bộ Chính trị và văn kiện Đại hội XIII của Đảng đều yêu cầu “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ …”, bà Lan Anh cung cấp thông tin.

-
Bộ Xây dựng ra công điện yêu cầu đảm bảo an toàn trong khai thác các cao tốc -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Sri Lanka -
Câu chuyện hội nhập của Việt Nam là “dám chơi”, “biết chơi”, “khéo chơi” -
Tính phương án huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển -
Đề xuất bổ sung dự toán ngân sách Trung ương để chi trả chế độ sau tinh gọn bộ máy -
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Tinh gọn bộ máy, tăng cường phân quyền -
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nền tảng để giữ gìn bản sắc chính là sự gắn bó cảm xúc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025