-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025
Trên thế giới, từ rất lâu, việc điều hành, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ là câu chuyện đã được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn thực thi rất nghiêm túc và đó gần như là những yêu cầu tối cơ bản trong hoạt động quản trị của một doanh nghiệp, tập đoàn. Thậm chí, ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Úc,… đã có những tổ chức, học viện được thành lập cách đây hàng chục năm, để nghiên cứu, ban hành những chuẩn mực về điều hành doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ… được đào tạo và công nhận rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.
Những chuẩn mực này do hàng nghìn các chuyên gia trên thế giới tham gia nghiên cứu, tổng hợp, cống hiến, đúc kết và theo đó trở thành những thực tế quản trị tốt nhất mang lại hiệu quả to lớn cho nhiều doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn khác với những phương pháp quản trị kiểu “kinh nghiệm” được phát triển riêng lẻ từ ý kiến của một vài cá nhân, tổ chức hoặc của một doanh nghiệp nào đó.
TS. Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Viện FMIT cho biết: “Bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào cũng phải đối diện với các vấn đề về quản trị và cần nắm những nguyên tắc quản trị, đặc biệt là những nguyên tắc quản trị thực tế tốt nhất và những chuẩn mực được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Những nguyên tắc và chuẩn mực này giúp ban giám đốc xây dựng, phát triển và ra quyết định dựa trên những cơ sở lý luận mang tính hệ thống, bài bản. Thiếu những phương pháp và nguyên tắc cốt lõi này, doanh nghiệp khó có thể đi xa, đi nhanh được.”
Những vấn đề mà các doanh nghiệp tại các nước phát triển đã đối diện cũng sẽ là những điều mà các doanh nghiệp, tập đoàn ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể trải qua và đó là quy luật chung của sự vận động phát triển của doanh nghiệp - TS. Nguyễn Thanh Tùng cho biết.
Một buổi hội thảo về Kiểm soát nội bộ do Viện FMIT tổ chức. |
Từ ngày thành lập, Viện FMIT đã không ngừng nỗ lực phát triển chiến lược hợp tác quốc tế và đến nay đã hoàn thành chuyển giao về Việt Nam nhiều khung chương trình đào tạo về lãnh đạo điều hành và quản lý doanh nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế đã hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Đối tác của Viện FMIT là các tổ chức, hiệp hội danh tiếng toàn cầu với những chương trình đào tạo và bằng cấp giá trị đã được kiểm định về chất lượng như Học Viện Quản Lý Dự Án - PMI (Hoa Kỳ); Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI (Hoa Kỳ); Hiệp Hội Kiểm Định Kiểm Tra Phần Mềm Quốc Tế - ISTQB (Châu Âu); Viện Quản lý vận hành và chuỗi cung ứng - APICS (Hoa Kỳ);...
Các chương trình do Viện FMIT chuyển giao, tiến hành đào tạo và tư vấn tại Việt Nam như đã biết, đều dựa theo các chuẩn mực toàn cầu. Việc chuyển giao mang tính chọn lọc cao để đưa ra các khoá học quản trị phù hợp với các nhà quản lý, doanh nghiệp Việt. Có thể kể tên các khoá học giúp tạo nên danh tiếng cho Viện FMIT trong suốt gần 10 năm qua gồm: Chiến lược chuỗi cung ứng chuẩn quốc tế APICS; Quản lý dự án chuẩn quốc tế PMI; Kiểm soát nội bộ chuẩn theo chuẩn COSO; Giám đốc điều hành – CEO MASTER; Kiểm toán nội bộ - CIAP và Kiểm định phần mềm chuẩn ISTQB.
Cụ thể, Viện FMIT là đối tác đào tạo của 2.500 doanh nghiệp, trong đó 2/3 là các tập đoàn lớn, đa quốc gia và đào tạo với trên 10.000 học viên. Viện cũng đã tổ chức nhiều khoá thi và cấp chứng chỉ cho nhiều cá nhân, nhà quản lý trung, cao cấp cũng như giúp nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tại Việt Nam như: Vietcombank, VP Bank, VIB, Agribank, Ajinomoto, EVN TP. HCM , VNPT, Viettel, MobiFone, Sabeco, Vinamilk, Dược Hậu Giang... hoàn thiện các quy trình quản trị tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Viện FMIT còn tổ chức nhiều hội thảo liên quan, qua đó giúp các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Việt kết nối với các chuyên gia cao cấp để tư vấn chiến lược phát triển, giải pháp, mô hình quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp khác trong khu vực cũng như toàn cầu trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ (Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC sẽ chính thức được hình thành vào ngày 31/12/2015 và Việt Nam sẽ tham gia vào nhiều Hiệp định thương mại tự do – FTA trong thời gian tới đây).
VIỆN FMIT ĐC: 126 Nguyễn Thị Minh Khai, P. 6, Q. 3, Tp. HCM ĐT: (08) 3930 1724 - (08) 3930 1725 - (08) 3930 1726 Website: www.fmit.vn | Email: [email protected] |
-
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500