-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Doanh thu dịch vụ viễn thông suy giảm
Những tháng đầu năm 2018, hàng loạt chính sách mới như Nghị định số 49/2017/NĐ-CP về cập nhật thông tin thuê bao, quy định điều chỉnh hạn mức khuyến mại từ 50% xuống 20%, tạm ngừng thanh toán thẻ cào đối với các dịch vụ nội dung số, chuẩn bị chuyển đổi mã thuê bao di động từ 11 số sang 10 số từ ngày 15/9 tới... đã gây ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông.
Năm 2018, thị trường viễn thông tại Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức 3 - 5% |
Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu mảng dịch vụ viễn thông ước đạt 181.948 tỷ đồng, chỉ bằng 49,18% so với kế hoạch.
Theo ông Tào Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu của Vietel chỉ đạt 49,3% kế hoạch, lợi nhuận hoàn thành 50% kế hoạch năm.
Đại diện của MobiFone cho hay, với mục tiêu tổng doanh thu năm 2018 là 51.800 tỷ đồng, MobiFone cũng đang phải nỗ lực hết mình, vì con số đặt ra khá cao.
“Năm 2018, thị trường viễn thông tại Việt Nam được dự báo tăng trưởng chậm lại, duy trì ở mức 3 - 5%, thị trường bán lẻ thiết bị viễn thông cạnh tranh mạnh với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, lĩnh vực kinh doanh truyền hình truyền thống có xu hướng suy giảm mạnh”, đại diện MobiFone nhận định.
Trong khi đó, với Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) dù gặp nhiều khó khăn, song VNPT vẫn giữ được mức tăng trưởng tốt. Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT cho biết, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận toàn Tập đoàn tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, đạt 51,6% kế hoạch. Dịch vụ FiberVNN tăng trưởng 29% so với cùng kỳ về doanh thu. Ngoài ra, một điểm sáng “cứu cánh” cho VNPT về doanh thu là mảng dịch vụ số. Trong 6 tháng đầu năm, mảng dịch vụ này có mức tăng trưởng lên tới 47% so với cùng kỳ.
Công nghệ thông tin bứt phá
Nếu viễn thông đối mặt khó khăn, thì lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) lại ghi nhận sự bứt phá ngoạn mục trong 6 tháng đầu năm 2018. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp CNTT, 4 khu CNTT đang hoạt động, mang lại tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1.026.000 tỷ đồng, tăng khoảng 16,15% so với cùng kỳ năm 2017, gấp hơn 5,6 lần so với doanh thu của mảng viễn thông.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu CNTT của cả nước ước đạt 918.384 tỷ đồng, tăng 16,21% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó phần cứng chiếm 96,3% doanh thu.
Hai nhóm mặt hàng dẫn đầu trong 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2018 là điện thoại các loại và linh kiện (kim ngạch xuất khẩu 22,5 tỷ USD) và máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện (kim ngạch xuất khẩu 13,45 tỷ USD). Kết quả này có sự đóng góp chủ lực của Samsung Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 28 tỷ USD.
“Samsung Việt Nam đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 là 58 tỷ USD. Tính đến hết tháng 6 năm nay, chúng tôi đã đạt 28 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt thêm 30 tỷ USD vào 6 tháng cuối năm”, ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho biết.
Một điểm đáng chú ý là doanh thu từ phần mềm trong 6 tháng đầu năm đạt 113.200 tỷ đồng, xuất khẩu phần mềm đạt 34.200 tỷ đồng. Lãnh đạo Công ty cổ phần FPT nhận định, mảng kinh doanh này sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 25 - 30%/năm và sẽ chiếm khoảng 50% tổng doanh thu của FPT trong vòng 5 năm tới. Theo ước tính của Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT có thể đạt doanh thu 7.500 tỷ đồng trong năm 2018.
Để đạt mục tiêu này, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần FPT cho biết, FPT sẽ dịch chuyển về công nghệ, tập trung vào chuyển đổi số với ba hướng đi trọng tâm là công nghệ ô tô, sản xuất thông minh, trí tuệ nhân tạo; tập trung vào các khách hàng trong danh sách Fortune 500 và chuyển dịch dần việc thực hiện các hợp đồng tính theo thời gian sang các hợp đồng trọn gói và quy mô lớn.
-
“Vũ khí” công nghệ giúp logistics Việt Nam cạnh tranh -
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank