-
Sửa Luật Đầu tư công: Quy trình, thủ tục thực hiện dự án cần rút ngắn hơn nữa -
Quảng Ninh thông qua 11 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội -
Nam Định yêu cầu tăng cường quản lý và minh bạch trong hoạt động đấu giá đất -
Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và sự tham gia của Việt Nam -
Học phí, viện phí quá cao: Đại biểu đề nghị tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 20,2% sau 10 tháng năm 2024
Tối ngày 1/11, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Cùng tham dự cuộc hội đàm có lãnh đạo một số bộ, ngành hai nước.
Trong không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã trao đổi về tình hình và kết quả quan hệ hợp tác song phương thời gian qua, cùng thống nhất các phương hướng, biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch trong giai đoạn tới.
Thủ tướng Frederiksen chúc mừng về những thành tựu phát triển của Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị thế đối ngoại ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Đan Mạch tại khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định trong chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam mong muốn cùng Đan Mạch đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tối 1/11 (Ảnh: Nhật Bắc) |
Hai Thủ tướng vui mừng nhận thấy, sau 10 năm kể từ khi thiết lập, quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Đan Mạch đã phát triển năng động và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như chính trị - ngoại giao, kinh tế, hợp tác phát triển, năng lượng, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu… Đan Mạch là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong EU. Về đầu tư, với dự án đầu tư nhà máy thứ 6 trên toàn cầu trị giá hơn 1 tỷ USD của tập đoàn Lego tại Bình Dương, Đan Mạch đã vươn lên đứng thứ 22/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam, đồng thời mở ra xu hướng đầu tư xanh tại Việt Nam.
Để đẩy mạnh hợp tác song phương trong thời gian tới, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc các cấp, nhất là cấp cao; thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác; phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, trong đó có Liên hợp quốc và khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU. Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Chính phủ Đan Mạch đã ủng hộ Việt Nam đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) vào năm 2025; khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và vì lợi ích của người dân.
Khẳng định quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Đan Mạch là một trụ cột trong quan hệ song phương, hai Thủ tướng nhất trí đề nghị các cơ quan hai nước phối hợp chặt chẽ, tận dụng các lợi ích do Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) mang lại nhằm phát huy hơn nữa các tiềm năng và thế mạnh hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Mette Frederiksen khẳng định Việt Nam rất giàu tiềm năng và Chính phủ Đan Mạch mong muốn nâng cấp quan hệ hai nước, đồng thời luôn khuyến khích các doanh nghiệp Đan Mạch tăng cường hợp tác kinh tế - đầu tư tại Việt Nam, góp phần đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hai bên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đan Mạch đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Đan Mạch có thế mạnh và phù hợp với các ưu tiên phát triển bền vững của Việt Nam như năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến, kinh tế biển, tăng trưởng xanh…; đề nghị Đan Mạch ủng hộ việc Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU đối với sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục triển khai hiệu quả các khuôn khổ hợp tác chiến lược về an toàn thực phẩm và sản xuất lương thực bền vững, tăng cường hợp tác công tư về sản xuất theo chuỗi chăn nuôi, nông nghiệp, thủy sản và thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm, nông sản.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc hội đàm trực tuyến (Ảnh: Nhật Bắc) |
Trên cơ sở hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược về năng lượng, môi trường, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu từ năm 2011 và Đối tác chiến lược Xanh mới được thiết lập, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác theo hướng tăng trưởng xanh, góp phần hiện thực hóa nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và Đan Mạch trong việc thực hiện các cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 tại Hội nghị COP 26 và các ưu tiên phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Cảm ơn Đan Mạch đã sớm dành cho Việt Nam nguồn hỗ trợ phát triển quan trọng, góp phần giúp Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cơ quan chức năng hai nước phối hợp chặt chẽ, sử dụng hiệu quả ODA cho Việt Nam; Đan Mạch, cùng Nhóm G7 và các đối tác quốc tế, hỗ trợ Việt Nam trong triển khai khuôn khổ Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng - JETP; phối hợp triển khai hiệu quả Chương trình Hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch giai đoạn 2020 - 2025 (Chương trình DEPP3). Thủ tướng Frederiksen khẳng định Đan Mạch sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và ghi nhận tích cực đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính về hỗ trợ nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng thể chế.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh kết quả hợp tác tốt đẹp trong các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, giao thông vận tải, y tế, thống kê và hợp tác giữa các địa phương hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Đan Mạch tiếp tục quan tâm để cộng đồng người Việt Nam tại Đan Mạch nâng cao đời sống, trở thành cầu nối quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hai bên nhấn mạnh ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã mời Thủ tướng Mette Frederiksen sớm thăm Việt Nam và Thủ tướng Đan Mạch vui vẻ nhận lời.
Ngay sau hội đàm, hai Thủ tướng đã thông qua Tuyên bố chung về thiết lập Quan hệ Đối tác chiến lược Xanh Việt Nam - Đan Mạch, văn kiện quan trọng góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch trong giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở mỗi nước và phù hợp với xu thế chung của thời đại cùng hướng đến một thế giới “xanh hơn, sạch hơn, bền vững hơn”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh Đối tác chiến lược Xanh sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác hai nước trở thành hình mẫu trong hợp tác Bắc - Nam giữa các nước phát triển và đang phát triển về thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và là cơ sở để tạo đột phá trong quan hệ hợp tác kinh tế, tăng cường đầu tư theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, thể hiện trách nhiệm của hai nước chung sức cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các thách thức toàn cầu về môi trường, khí hậu. Thủ tướng Mette Frederiksen khẳng định quan hệ Đối tác chiến lược Xanh sẽ mở đường cho hợp tác xanh và đem lại thịnh vượng cho người dân hai nước, cũng như mục tiêu phát triển bền vững chung của toàn cầu.
Hai bên tin tưởng việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Xanh Việt Nam - Đan Mạch sẽ là khuôn khổ mới bổ sung hiệu quả cho quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, đồng thời thể hiện trách nhiệm của hai nước trong nỗ lực chung hướng tới một tương lai xanh và bền vững hơn của thế giới. Hai bên nhất trí phối hợp chặt chẽ để sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Tuyên bố chung; tăng cường hợp tác xây dựng thể chế, chính sách, chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo thuận lợi cho hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực xanh.
Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược Xanh Việt Nam - Đan Mạch sẽ góp phần hiện thực hóa các nỗ lực của Chính phủ hai nước trong thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, nâng cao tham vọng khí hậu toàn cầu, chú trọng chuyển đổi xanh công bằng thông qua hợp tác đa lĩnh vực gồm: (1) đối thoại xanh; (2) khí hậu, môi trường và năng lượng; (3) hợp tác thương mại và kinh doanh; (4) hàng hải; (5) phát triển đô thị và các thành phố bền vững, đáng sống; (6) lương thực, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; (7) y tế và khoa học đời sống; (8) thống kê quốc gia hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và chuyển đổi xanh; (9) thúc đẩy mục tiêu chuyển đổi xanh trên mọi lĩnh vực; (10) hợp tác trong khuôn khổ đa phương.
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" -
Nam Định yêu cầu tăng cường quản lý và minh bạch trong hoạt động đấu giá đất -
Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) và sự tham gia của Việt Nam -
Học phí, viện phí quá cao: Đại biểu đề nghị tăng chi ngân sách cho giáo dục, y tế -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 20,2% sau 10 tháng năm 2024 -
1,3 triệu tỷ đồng của bảo hiểm xã hội và ngót 1 triệu tỷ đồng tồn dư ngân quỹ: Khai thác thiếu hiệu quả? -
Bộ Quốc phòng: Nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ đã tiệm cận mức cao nhất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số