
-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu
-
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng
-
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm
-
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất
-
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu -
Trang mới của FPT Telecom
![]() |
Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp, năng lượng Việt Nam-Hàn Quốc. |
Sáng 14/4/2025, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, Ahn Dukgeun đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc và Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA).
Thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc trong năm ngoái duy trì đà tăng trưởng khá, khi kim ngạch đạt khoảng 81,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2023, theo Bộ Công thương.
Năm 2025, thương mại 2 nước đang đối mặt với nhiều tác động từ các chính sách bảo hộ và căng thẳng thương mại từ các nền kinh tế lớn. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu về việc tăng cường hợp tác về thương mại chặt chẽ hơn, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp 2 nước.
Đề xuất các dự án hợp tác và giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới, 2 Bộ trưởng nhất trí: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện hiệu quả các hoạt động, nhiệm vụ theo Kế hoạch hành động đã thống nhất, hướng tới mục tiêu kim ngạch song phương 150 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn vào năm 2030.
Đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong một số lĩnh vực như đối thoại về phân phối và logistics; Tổ chức các hội thảo giao thương, trao đổi các đoàn xúc tiến thương mại tham dự Hội chợ, Triển lãm lớn tại mỗi nước; Giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dệt Hàn Quốc đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
2 nước thống nhất hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ đa phương, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (VKFTA, ASEAN-Hàn Quốc, RCEP…) và các khuôn khổ kinh tế khác (APEC, IPEF…).
Trong lĩnh vực công nghiệp, hai Bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật hai Bên phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả dự án Trung tâm hợp tác công nghệ chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu Việt Nam - Hàn Quốc trên cơ sở Biên bản ghi nhớ được hai Bên ký kết vào tháng 6 năm 2023.
Đối với lĩnh vực năng lượng, các nội dung hợp tác trong các lĩnh vực điện lực, dầu khí, năng lượng sạch, điện hạt nhân… cũng được hai Bộ trưởng thảo luận và thống nhất tại Kỳ họp.
Việt Nam kêu gọi sự tham gia, mở rộng đầu tư của các công ty Hàn Quốc vào các dự án LNG, các dự án dầu khí trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả đầu tư và hài hòa lợi ích, tuân thủ quy định của pháp luật và bình đẳng với các nhà đầu tư khác.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, Ahn Dukgeun nhất trí về phương hướng triển khai các nội dung hợp tác trong các lĩnh vực như hải quan và xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, an toàn thực phẩm và kiểm định động thực vật, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại,
Triển khai các phần việc này nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thực thi và tận dụng tối đa những lợi ích mà Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) mang lại.
Kết thúc hai kỳ họp, hai Bộ trưởng đã cùng ký kết 3 văn kiện bao gồm: Biên bản kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc; Tuyên bố chung của Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc; Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 150 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn.
Ngoài ra, hai Bộ trưởng cũng đã chứng kiến lễ ký và trao 2 văn kiện: Biên bản ghi nhớ về điện hạt nhân giữa Cục Điện lực, Bộ Công thương Việt Nam và Cục Chính sách công nghiệp hạt nhân, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc; Biên bản ghi nhớ giữa Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) và Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO).
-
Hòa Phát khởi công nhà máy ray thép; VinSpeed tăng vốn; CMC đầu tư trung tâm dữ liệu
-
Bayer Việt Nam chinh phục Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2025 bằng các sáng kiến vì cộng đồng
-
Nhận diện thách thức tăng trưởng 6 tháng cuối năm
-
Áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đối với hóa chất
-
Việt Nam chấm dứt thuế chống bán phá giá với sản phẩm bằng plastic nhập khẩu -
Trang mới của FPT Telecom -
Triển khai chính sách ưu đãi về thuế mới cho ô tô điện và một số mặt hàng -
Xây dựng TKV thành Tập đoàn kinh tế nhà nước lớn mạnh, phát triển nhanh, bền vững -
Vinamilk định hình chuẩn dinh dưỡng quốc tế tại Hội nghị Phát triển châu Á 2025 -
Cục Hải quan phản hồi Bộ Công thương về phân loại kính nổi không màu -
Nghịch lý doanh nghiệp ngành sản xuất săm lốp
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One