-
Khánh Hòa kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường gỡ khó về xác định giá đất -
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng
TIN LIÊN QUAN | |
Kỳ cuối: Kinh tế biển mạnh, chủ quyền sẽ vững | |
Quốc hội lên tiếng về tình hình Biển Đông | |
Phó thủ tướng: 'Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ hòa bình khu vực' |
Chỉ cần đọc báo, vào mạng, người dân hoàn toàn có thể biết chắc chắn, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… chi cho quốc phòng hàng năm là bao nhiêu. Còn ở Việt Nam, ngân sách chi cho quốc phòng vẫn là tuyệt mật?
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội |
Chẳng có gì tuyệt mật cả! Cụ thể, năm nay, Quốc hội đồng ý chi cho lĩnh vực sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 704.400 tỷ đồng. Còn năm 2013, theo dự toán, lĩnh vực này được phân bổ 674.440 tỷ đồng, nhưng cuối cùng, chi 694.300 tỷ đồng, tăng 2,9% so với dự toán.
Nhưng vấn đề là, người dân muốn biết cụ thể là chi cho quốc phòng bao nhiêu? Chúng ta đã mua được những vũ khí, khí tài gì để bảo vệ đất nước?
Không phải ngẫu nhiên mà ngân sách ghép phần chi cho sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính vào làm một nhóm, bởi 4 nhóm này có quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau, nên không thể trả lời cụ thể con số chi cho quốc phòng là bao nhiêu.
Đơn cử, trong khoản chi này có khoản chi lương, không thể tách phần chi lương cho lực lượng quốc phòng riêng ra được. Hơn nữa, nhiều khoản chi gián tiếp khác cho quốc phòng, nhưng lại liên quan trực tiếp đến chi không phải quốc phòng cũng không thể tách ra để tính vào chi cho quốc phòng được.
Cho dù chi cụ thể cho quốc phòng không thể tính toán bằng con số, nhưng các khoản chi này rất minh bạch và người dân hoàn toàn có thể biết. Cụ thể, chúng ta mua 6 tàu ngầm Kilo, giá mua thế nào, thời hạn bàn giao ra sao…, thậm chí các thông số kỹ thuật cơ bản của 6 tàu ngầm này, so sánh sức mạnh 6 tàu ngầm Kilo của ta với các nước trong khu vực, người dân cũng đều biết được qua báo chí, tức là không có gì bí mật.
Tương tự, chúng ta mua thêm bao nhiêu máy bay chiến đấu, đóng mới, mua thêm bao nhiêu tàu cho hải quân, cảnh sát biển, mọi người cũng đều có thể biết qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta không hề giấu giếm, mà muốn giấu cũng chẳng được, vì mua bằng tiền thuế của dân và bản thân nước bán vũ khí, khí tài cho Việt Nam họ cũng công bố công khai hết.
Ông nói rằng, việc không thể công bố cụ thể con số ngân sách chi cho quốc phòng là do có nhiều khoản chi không thể tính vào được?
Đúng vậy. Như khoản chi từ nguồn trái phiếu chính phủ để làm đường tuần tra biên giới chẳng hạn, hay khoản ngân sách chi để làm những con đường chiến lược vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ quốc phòng ở những địa bàn trọng yếu, thì không thể tách ra là quốc phòng bao nhiêu, kinh tế - xã hội bao nhiêu.
Ngoài ra, chúng ta có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt trong vùng biển nước ta. Ngư dân ra khơi vừa làm giàu cho mình, vừa tạo ra của cải cho xã hội và họ cũng chính là cột mốc chủ quyền sống trên biển. Ở khía cạnh nào đó, ngư dân cũng như những người lính hải quân đang ngày đêm canh giữ vùng biển của Tổ quốc.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện thêm nhiều chính sách giúp ngư dân ra khơi xa như cho vay vốn ưu đãi đóng tàu công suất lớn, hoán cải tàu gỗ thành tàu vỏ sắt… giúp ngư dân khai thác hải sản hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường bảo vệ biển đảo quê hương. Những khoản chi này được tính cho sự nghiệp kinh tế hay quốc phòng? Rất khó phân định, nên không thể đưa ra con số chính xác là chi cho quốc phòng bao nhiêu.
Tình hình phức tạp đang diễn ra trên Biển Đông, nên đã có câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta chi cho quốc phòng đã thỏa đáng chưa, thưa ông?
So với nhiều nước trên thế giới, thì chúng ta chi cho quốc phòng chưa nhiều, nhưng trả lời câu hỏi thỏa đáng chưa, thì tôi khẳng định là thỏa đáng, ngân sách đã cố gắng hết sức.
Cụ thể, năm nay, ngân sách chi cho lĩnh vực sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 704.400 tỷ đồng trong tổng số chi 1.006.700 tỷ đồng, chiếm 70%; năm 2013 chi cho những lĩnh vực này chiếm hơn 68% tổng chi (694.300 tỷ đồng/1.017.500 tỷ đồng).
Chính phủ vẫn trình Quốc hội đề xuất nâng mức bội chi năm 2013 từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP. Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan điểm đồng ý với đề xuất của Chính phủ, nhưng yêu cầu giảm một số khoản chi khác để tăng chi cho an ninh, quốc phòng. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Chính phủ đề xuất nâng mức bội chi lên 190.500 tỷ đồng (tương đương 5,3% GDP), còn quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là chỉ nâng mức bội chi lên 5,15% GDP, giảm gần 5.400 tỷ đồng so với đề xuất của Chính phủ. Mặc dù mức bội chi mà Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề xuất thấp hơn của Chính phủ, nhưng chúng tôi vẫn kiến nghị bổ sung kinh phí bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Vấn đề này sẽ được Quốc hội thảo luận vào ngày 2/6 tới. Nếu thấy cần thiết, Quốc hội sẽ giữ mức bội chi như đề xuất của Chính phủ và toàn bộ phần tăng thêm so với đề xuất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách (gần 5.400 tỷ đồng) sẽ được dành cho lĩnh vực quốc phòng.
Kinh tế Việt Nam không quá lo ngại trước sự kiện Biển Đông () “Không quá lo ngại vì chúng ta đang sống trong thế giới phẳng”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển “trấn an” các nhà báo bên hành lang Quốc hội khi đề cập đến sự kiện nóng bỏng ở Biển Đông tác động đến nền kinh tế. |
Mạnh Bôn
-
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/1 -
2 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
3 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
4 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
5 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)