
-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus
![]() |
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Việt Nam chưa khi nào xuất khẩu được 700 nghìn tấn gạo/tháng. |
Bộ Công Thương cho biết, trong vòng 5 năm trở lại đây, với năng lực thông quan của các cảng/cửa khẩu quốc tế hiện nay, Việt Nam chưa khi nào xuất khẩu được 700.000 tấn gạo/tháng.
Do đó, kể cả trong trường hợp tháng 5/2020 xuất khẩu được 700.000 tấn, Việt Nam vẫn còn tồn ít nhất là 600.000 tấn trong nửa đầu tháng 6, trước khi được bổ sung nguồn cung từ vụ Hè Thu thu hoạch rộ. Đây là điểm khác biệt cơ bản về cung - cầu gạo so với thời điểm cuối tháng 3 năm 2020.
Theo tính toán nguồn cung thóc gạo của Bộ NN&PTNT, vụ Đông Xuân tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã ổn định và đang thu hoạch thuận lợi; vụ Đông Xuân tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về cơ bản đã thu hoạch xong và được mùa.
Vụ Đông Xuân năm 2020 vùng ĐBSCL tính đến nay đã chính thức đạt được sản lượng thóc gạo như dự báo. Lượng gạo hàng hóa có thể xuất khẩu là khoảng 3,2 triệu tấn (tính cả lượng gạo "gối đầu" từ năm trước chuyển qua).
Trong khi đó, vụ Hè Thu, sản lượng ước đạt 11 triệu tấn thóc, trong đó vùng ĐBSCL ước đạt 8,7 triệu tấn. Dự kiến lượng gạo hàng hóa của vụ Hè Thu có thể xuất khẩu là khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn.
Với tổng lượng gạo có thể xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn, sau khi trừ đi lượng gạo dự kiến xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020, Bộ Công Thương cho rằng, lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ Hè Thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn (chưa tính lượng gạo hàng hóa được bổ sung từ thu hoạch sớm tại 1 số vùng trong nửa cuối tháng 5, dự kiến khoảng 100.000 ha).
Thực tế, hoạt động xuất khẩu gạo đến giữa tháng 3 cho thấy nhu cầu lương thực của thế giới đã tăng rất mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp. 15 ngày đầu tháng 3, tốc độ xuất khẩu gạo nước ta đạt bình quân 25.000 tấn/ngày. Nếu tiếp tục giữ nhịp độ xuất khẩu này thì xuất khẩu gạo Quý I/2020 sẽ đạt gần 1,7 triệu tấn, đến hết tháng 5 năm 2020 sẽ đạt 3,2 triệu tấn, bằng đúng tổng lượng gạo vụ Đông Xuân có thể dành cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, lo ngại trong giai đoạn giáp hạt từ khoảng cuối tháng 5 cho đến khi vụ Hè Thu thu hoạch rộ (khoảng giữa tháng 6), xuất khẩu sẽ bắt đầu lạm vào lượng gạo lẽ ra phải dành cho nhu cầu trong nước. Trong điều kiện bình thường có thể cân đối được nhưng vào thời điểm 23 tháng 3, khi Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ bùng phát dịch bệnh , tâm lý người dân không ổn định thì nguy cơ thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước là có thực, nên Bộ Công Thương đã đề nghị thực hiện giãn tiến độ xuất khẩu.
Ngày 23 tháng 3 năm 2020, Thường trực Chính phủ quyết định tạm thời giãn tiến độ xuất khẩu gạo để bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, đặt an toàn của người dân lên hàng đầu, không để xảy ra tình trạng thiếu lương thực trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất kỳ thời điểm, địa điểm nào trong cả nước
Sau khi triển khai xuất khẩu theo hạn ngạch với sản lượng 400.000 tấn trong tháng 4, theo đánh giá của các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp, vấn đề an ninh lương thực tại thời điểm hiện nay không còn đáng lo ngại như thời điểm cuối tháng 3.
Theo đó, các tỉnh và các doanh nghiệp thống nhất kiến nghị cho tăng thêm lượng hạn ngạch xuất khẩu trong tháng 5 từ 600 đến 650 nghìn tấn, hoặc cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, không áp dụng hạn ngạch.

-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm tại Đà Nẵng để tạo động lực phát triển
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Giải thể Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật -
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Thái Bình cần xác định rõ được lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội của mình -
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus -
Sẽ tiếp tục rút ngắn quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài -
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM