-
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% sau 9 tháng năm 2024 -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo là động lực để ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên -
Tiếp tục phân cấp chủ trương đầu tư, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm -
TP.HCM công bố hạn mức đất ở và chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp -
Vướng mắc dự án đầu tư có sử dụng đất: Doanh nghiệp đề xuất phân cấp điều chỉnh quy hoạch -
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật: Giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc pháp lý
“Tổng công trình sư” xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật - QPPL Nhiệm kỳ Chính phủ khóa XII và XIII, ông Hà Hùng Cường cho biết, lobby rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vận động hành lang (lobby) có tác dụng tích cực đến hoạt động xây dựng các văn bản QPPL.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Hà Hùng Cường |
“Các nước họ có hoạt động lobby, vì chế độ chính trị của họ khác ta, họ đa đảng nên muốn ban hành chính sách nào, hạn chế chính sách nào thì đảng này phải lobby đảng kia, nghị sỹ đại diện cho nhóm lợi ích này lobby nghị sỹ đại diện cho nhóm lợi ích khác”, ông Cường phát biểu.
Còn tại Việt Nam không có hoạt động lobby, theo ông Cường là do chỉ có 1 Đảng lãnh đạo, vì thế pháp luật do Quốc hội ban hành là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật phải trung thành với đường lối, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa bằng kết luận, nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phát biểu của ông Hà Hùng Cường được đưa ra khi có những ý kiến cho rằng, có tình trạng trục lợi chính sách.
Cụ thể, việc sữa bột, điện, xăng dầu… (những mặt hàng Nhà nước quản lý giá hoặc bình ổn giá) luôn “lên nhanh - xuống chậm”, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của thị trường thế giới và các nước trong khu vực, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp cho rằng, có hiện tượng trục lợi chính sách để làm giàu bất chính. Còn Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền thì gọi tình trạng này là lợi ích nhóm trong xây dựng các văn bản QPPL.
Có thể coi tình trạng lợi ích nhóm, trục lợi chính sách là một trong những trạng thái của lobby. Cụ thể, mấy ngày gần đây, giá xăng dầu đang nóng lên khi mà Petrolimex vừa công bố lãi hàng ngàn tỷ đồng, nhưng giá xăng vẫn “treo cao” trong khi Bộ Công thương và Bộ Tài chính - cơ quan quản lý nhà nước về giá xăng dầu - chưa hề có ý kiến về vấn đề này nên doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tiếp tục được hưởng lợi từ sự thiệt hại của người tiêu dùng và của cả nền kinh tế.
Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này, ông Cường cho biết, quy trình, thủ tục xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ rất chặt chẽ, nhưng quy trình xây dựng thông tư, thông tư liên tịch vẫn còn có kẽ hở, còn bị bỏ ngỏ, thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của một đầu mối như đối với 4 loại văn bản quy phạm pháp luật kể trên.
Riêng vấn đề giá xăng dầu, sữa bột… “lên nhanh - xuống chậm”, “lên phản lực - xuống trực thăng”, theo giải thích của ông Cường, vấn đề này thực hiện theo văn bản chỉ đạo điều hành của các bộ ngành, không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
“Đây chính là khoảng trống pháp luật. Cụ thể là thiếu cơ quan giám sát, theo dõi việc thực thi các văn quy phạm pháp luật (văn bản chỉ đạo điều hành đều phải dựa trên văn quy phạm pháp luật). Để xử lý vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ Tư pháp thành lập thêm một vụ chuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật”, ông Cường cho biết.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc sớm xây dựng, thông qua, bãi bỏ, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật nào đó một phần do hoạt động lobby thực hiện. Tại Việt Nam, mặc dù không có hoạt động lobby, nhưng tình trạng bổ sung luật nào đó hoặc rút luật nào đó ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh diễn ra phổ biến, tình trạng luật bị vô hiệu hóa do chậm ban hành văn bản hướng dẫn khiến Đại biểu Trần Văn Tấn, Trương Văn Vở, Bùi Mạnh Hùng… bày tỏ thái độ không hài lòng.
“Khi kiến nghị xây dựng luật nào đó, cơ quan soạn thảo trình bày rất thuyết phục; khi đề nghị rút luật nào đó ra khỏi chương trình, ban soạn thảo đưa ra nhiều lý do khiến Quốc hội… không thể không chấp thuận; khi bổ sung luật nào đó vào chương trình, ban soạn thảo cũng… nói rất hay”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng- Đại biểu Quốc hội 4 khóa liên tiếp (từ Khóa X đến nay) đúc kết.
Đưa ra rất nhiều lý do giải thích tình trạng “đưa vào - rút ra”, thay đổi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh “liên xoành xoạch”, văn bản hướng dẫn ban hành chậm khiến nhiều luật bị vô hiệu hóa vì không đi vào cuộc sống, ông Cường kết luận: “Có thể vì những lý do nào đó văn bản hướng dẫn luật ban hành chậm, nhưng tất cả những vấn đề liên quan đến người có công, người nghèo, người cận nghèo, đối tượng chính sách… đều thực hiện đúng thời điểm luật có hiệu lực, dù nghị định, thông tư ban hành chậm nên đối tượng thụ hưởng vẫn được hưởng toàn bộ chính sách”.
Không đồng tình với giải thích của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa dẫn chứng.
Cụ thể, Pháp lệnh Người có công có hiệu lực từ 9/2012 có nhiều chính sách rất cấp thiết, có thể áp dụng ngay nhưng vẫn bị tắc lại do thiếu hướng dẫn. Pháp lệnh Người cao tuổi có hiệu lực cuối 2009 nhưng 1 năm sau mới đi vào cuộc sống.
“Khi 2 pháp lệnh này đi vào cuộc sống thì nhiều người có công, người cao tuổi đã bị chết, nên dù văn bản hướng dẫn có hồi tố thì đối tượng được thụ hưởng chính sách cũng không được hưởng”, bà Mai dẫn chứng.
Vẫn theo bà Mai, Bộ luật Lao động có hiệu lực kể từ 1/1/2013, nhưng đến thời điểm đó vẫn không có hướng dẫn nên rất nhiều phụ nữ được nghỉ thai sản theo chế độ mới (6 tháng) không được nghỉ, vì thế dù văn bản hướng dẫn có hồi tố cũng không có tác dụng.
“Rất nhiều điều trong các luật, pháp lệnh có thể áp dụng ngay vào cuộc sống mà không cần hướng dẫn cụ thể, nhưng đến thời điểm này, chưa một văn bản luật, pháp lệnh nào đi ngay vào cuộc sống khi có hiệu lực mà tất cả đều phải… chờ hướng dẫn”, bà Mai kết luận.
Mạnh Bôn
-
Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
Tăng cường giám sát thị trường vàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp -
Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế -
Thủ tướng yêu cầu giảm thuế, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp -
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sắp thăm chính thức Việt Nam -
Việt Nam đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của ASEAN -
Thành công của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN có đóng góp quan trọng của Việt Nam
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- BMB Steel được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Kiểm toán nhà nước Việt Nam và ACCA tăng cường hợp tác cùng phát triển bền vững
- GroupM Việt Nam lần đầu tiên vinh dự nhận giải thưởng HR Asia danh giá