-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần thứ XII, với kỳ vọng sẽ mở ra những phương hướng lớn trong tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước. Chuyến thăm của Thủ tướng còn nhận được sự quan tâm lớn, khi theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN. Song bên cạnh đó, hợp tác kinh tế thương mại vẫn còn có nhiều vấn đề đòi hỏi hai bên cùng phải giải quyết để có thể cùng thúc đẩy hợp tác tốt hơn trong thời gian tới.
Tại phố Hàng Châu, thành phố Nam Ninh, Trung Quốc, hàng Việt Nam có mặt từ những năm 1990, ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Một thực tế là những mặt hàng được xem có thế mạnh của Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở những địa phương sát biên giới hai nước và giá trị mang lại cũng chưa cao. Tổng thể hàng Việt vẫn vắng bóng tại thị trường Trung Quốc, một thị trường đông dân nhất thế giới này.
Trong các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, phía Trung Quốc đã khẳng định không theo đuổi xuất siêu sang Việt Nam, sẵn sàng thúc đẩy cán cân thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững. Vậy nhưng đây không phải một vấn đề đơn giản khi thương mại Việt - Trung hiện chủ yếu theo đường tiểu ngạch và phụ thuộc rất lớn vào thương lái Trung Quốc. Để giải được bài toán đó sẽ không chỉ cần những nỗ lực của các doanh nghiệp mà còn cần sự quyết tâm của Chính phủ hai nước.
Để mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định, một con đường hữu ích và không thể thiếu là tạo ra một mối quan hệ kinh tế - thương mại gắn kết, cùng phát triển và cùng có lợi cho cả hai nước. Chính phủ và doanh nghiệp hai nước đang đứng trước yêu cầu ngày càng lớn phải nắm bắt cho được những cơ hội hợp tác.
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào mong muốn thúc đẩy hợp tác với TP.HCM -
Chủ tịch Quốc hội trao 30 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ tại Thái Nguyên -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Hà Nam -
Đề nghị giám sát lại tình hình xâm hại trẻ em để báo cáo Quốc hội -
Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
"Không để bị tác động bởi bất cứ lợi ích nhóm nào trong xây dựng luật" -
Lập các tổ công tác giao thông hiện trường khắc phục hậu quả của bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang