-
Ngân sách thu 1.200 - 1.500 tỷ đồng/năm nhờ 17 biện pháp phòng vệ thương mại -
CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực -
Lãnh đạo FPT, PNJ dự báo tình hình kinh tế 2025 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt -
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn
Việt Nam là điểm đến quan trọng của các nhà sản xuất bông Mỹ. Năm 2018, Việt Nam chi 1,5 tỷ USD để nhập bông từ Mỹ để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. |
Năm 2018, ngành dệt may chi 3 tỷ USD để nhập khẩu bông nguyên liệu, trong đó riêng mua bông từ thị trường Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, chiếm 50% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Với giá trị nhập khẩu bông từ thị trường Mỹ không ngừng tăng mạnh sau mỗi năm, Việt Nam đã trở thành nhà nhập khẩu bông lớn của Mỹ.
Chả thế mà Hiệp hội bông Mỹ (CCI) nhiều năm liên tiếp đều tổ chức sự kiện giới thiệu bông Mỹ với chủ đề Cotton Day tại Việt Nam và thông tin những công nghệ mới nhất trong ngành sản xuất bông nguyên liệu.
Cotton day 2019 vừa được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh đã thu hút gần 250 đại biểu đến từ các doanh nghiệp kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in, may mặc, thiết kế thời trang, các nhãn hàng, trường đào tạo, viện nghiên cứu… tham dự.
Nhập khẩu bông từ Mỹ đã tăng mạnh trong những năm qua. Năm 2017, Việt Nam chi 1,179 tỷ USD nhập khẩu bông Mỹ thì hết năm 2018, con số này đã vọt lên 1,470 tỷ USD.
So với tổng chi ngoại tệ nhập khẩu bông trong năm 2018 là 3 tỷ USD, tăng gần 28% so với năm 2017, nhập khẩu bông từ Mỹ đã chiếm 50% tổng giá trị nhập khẩu, phục vụ kéo sợi, dệt vải để sản xuất hàng may mặc cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, hiện nay nguồn bông để phục vụ sản xuất cho ngành kéo sợi của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu và bông Mỹ là lựa chọn số 1 vì chất lượng ổn định và việc nhập bông từ Mỹ sẽ bổ trợ cho doanh nghiệp của hai nước.
Dù Mỹ là nhà sản xuất bông lớn nhất trên thế giới nhưng lại không phải là nhà sản xuất hàng dệt may lớn do vậy bông Mỹ sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu và Việt Nam là thị trường được các nhà sản xuất bông Mỹ đặc biệt quan tâm.
“Việc thúc đẩy tiêu thụ bông Mỹ tại Việt Nam không chỉ giúp tạo ra sự ổn định về chất lượng sợi và tạo ra nền tảng phát triển nền công nghiệp sản xuất sợi của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ”, ông Giang nói.
Ông Hank Reichle, Chủ tịch CCI cho biết, Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành sản xuất bông Mỹ. Từ nhiều năm nay, CCI giới thiệu toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh bông từ trồng trọt, thu hoạch, cán bông,… cho đến vận chuyển, giao hàng tới người mua của Việt Nam. Cotton Day là chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin hữu ích cho doanh nghiệp sử dụng bông Mỹ và các sản phẩm làm từ bông Mỹ
Với 18.500 nông trường và 553 nhà máy cán bông, bông Mỹ được sản xuất và kiểm tra theo một quy trình nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, đáp ứng được các yêu cầu cao nhất về chất lượng và môi trường đã trở thành lựa chọn hàng đầu và được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may.
“Sau 10 năm hoạt động thương mại ở Việt Nam đã có 28 nhà máy sợi và dệt đối tác tin tưởng vào các doanh nghiệp cotton Mỹ với tổng lượng bông đăng ký đạt khoảng 400.000 tấn mỗi năm. Và chỉ trong 3 năm xúc tiến hợp tác, các nhãn hàng quần áo thời trang trong nước như Canifa, John Henry, Ninomaxx, Onoff và Sunfly, đã chọn Cotton USA làm đối tác, với tổng số nhãn treo (treo nhãn có dòng chữ Cotton USA trên sản phẩm) đăng ký năm 2019 đạt hơn 1,7 triệu sản phẩm”, đại diện CCI thông tin.
Thông qua các hoạt động phối hợp, Hiệp hội bông Mỹ đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về thị trường, chất lượng bông, nguồn cung cấp, sản xuất... Việc hợp tác không chỉ giải quyết vấn đề nhập khẩu bông từ Mỹ vào Việt Nam để phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành dệt may mà còn hướng đến nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam.
Giới phân tích nhận định Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng với lợi thế cạnh tranh của ngành trên thế giới trong nhiều năm qua sẽ tiếp tục thu hút thêm các nhà sản xuất dệt may trên thế giới đầu tư, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu bông sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
-
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn -
Sao Vàng đất Việt tỏa sáng cùng Công ty Minh Vượng -
Tổng công ty 28: Chiến lược của doanh nghiệp xanh -
Ngành công thương quyết liệt chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá