Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 27 tháng 09 năm 2024,
Việt Nam nên nâng chỉ tiêu tăng trưởng lên 7-8%
Duy Hữu - 19/09/2014 17:11
 
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Takehiko Nakao nói với các nhà báo tại Hà Nội chiều ngày 19/9 rằng, Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách hơn nữa trong khu vực doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng và đầu tư công.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Không có xung đột, GDP châu Á có thể tăng gấp 10 lần
ADB cam kết tài trợ cho Việt Nam hơn 5 tỷ USD giai đoạn 2014 - 2017
ADB tiếp tục tài trợ 166 triệu USD cho Việt Nam

Trước đó, vào chiều ngày 18/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Takehiko Nakao. Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn ADB đã hỗ trợ về tài trợ vốn, tư vấn chính sách cho tiến trình phát triển của Việt Nam; khẳng định Việt Nam rất coi trọng hợp tác với ADB ngày càng hiệu quả và thiết thực.

  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Takehiko Nakao, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)  
  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Takehiko Nakao, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (ảnh:chinhphu.vn)  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2015 là 6,2% và giai đoạn 2016-2020 là 6,5%, Việt Nam đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải cách thể chế và hoàn thiện kinh tế thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng. Vì vậy, ngoài nội lực, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, trong đó có ADB.

Theo đánh giá của ADB, Việt Nam đã từng là một trong những nền kinh tế có tốc đột tăng trưởng cao nhất thế giới kể từ năm 1990 và vươn lên thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình vào năm 2010. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã giảm sút từ mức trung bình là 7,3% trong giai đoạn 2000-2007 xuống còn 5,7% trong giai đoạn 2008-2013 do tốc độ cải cách cơ cấu diễn ra chậm chạp và ảnh hưởng của bất ổn kinh tế toàn cầu.

Chủ tịch ADB cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục cải cách chính sách, thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa… Người đứng đầu ADB khuyến khích Chính phủ đặt mục tiêu trở lại mức tăng trưởng 7-8% trong những năm tiếp theo.

Theo nhận định của ông Nakao, khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh của Việt Nam và tránh bẫy thu nhập trung bình. "Việt Nam cần thực hiện hiệu quả những luật lệ và quy định trong kinh doanh để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp và hỗ trợ phát triển một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn".

Kể từ năm 1993 trở lại đây (tính đến tháng 12/2013), hỗ trợ của ADB cho Việt Nam đã đạt tổng cộng 12,85 tỷ USD, trong đó, 12,43 tỷ USD là cho vay, 253,5 tỷ USD hỗ trợ kỹ thuật và 170 triệu USD viện trợ không hoàn lại. Chương trình cho vay hàng năm của ADB hiện vào khoảng 1,3 tỷ USD hỗ trợ cho giao thông, năng lượng, nông nghiệp và tài nguyên, cung cấp nước và các cơ sở hạ tầng, dịch vụ đô thị, giáo dục và tài chính.

Được biết, mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông Takehiko Nakaolần này là tham dự Diễn đàn Phát triển châu Á lần thứ 5 (ADF5) diễn ra tại Hà Nội do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì diễn ra sáng 19/9 tại Hà Nội.

Việt Nam: 20 năm thu hút 80 tỷ USD vốn ODA Việt Nam: 20 năm thu hút 80 tỷ USD vốn ODA

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam lên tới 80 tỷ USD trong giai đoạn 1993-2012, góp phần đưa Việt Nam gia nhập nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp.

Cảnh báo giai đoạn tăng trưởng yếu ớt kéo dài Cảnh báo giai đoạn tăng trưởng yếu ớt kéo dài

(baodautu.vn) Nếu không đẩy nhanh tiến độ cải cách cơ cấu đối với các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước, thì nền kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt với một giai đoạn tăng trưởng yếu ớt kéo dài, dưới mức 7 - 8%/năm. Để hồi phục kinh tế, Việt Nam phải giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó có xử lý nợ xấu.  ADB dự báo VND giảm 2 - 3% vào cuối năm Kinh tế ngóng bước đột phá về thể chế

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư