-
Hà Nội sẽ triển khai thí điểm Mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến -
Quảng Ngãi lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số -
Hà Nội thành lập Trung tâm Quản trị hệ thống và Phát triển ứng dụng -
Việt Nam sẽ có sàn giao dịch cho tài sản số? -
"Chuyến xe nông dân" giúp nông dân Sóc Trăng và Cần Thơ gặt hái mùa vàng -
Sắp khai trương Trung tâm Dữ liệu chính Thành phố Hà Nội
Nơi khởi đầu các kế hoạch hợp tác mới
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 - SEMIExpo Viet Nam 2024 khai mạc sáng nay (7/11) tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, SEMIExpo Viet Nam 2024 chính là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn, lĩnh vực được coi là “trái tim” của công nghệ hiện đại và là nền tảng cho nền kinh tế số.
Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ, ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ là nền tảng của công nghệ hiện đại, mà hơn thế nữa, còn là yếu tố cốt lõi quyết định đến sức mạnh của nền kinh tế số, quyết định đến sự phát triển của các ngành công nghệ đột phá, từ trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) đến tự động hoá.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. |
Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp về địa chính trị thế giới đã thúc đẩy các quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm nguồn cung ứng linh kiện ổn định và bền vững hơn. Việt Nam, với lợi thế lớn là quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có đam mê sáng tạo, đang là “điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn”.
Nhận thức rõ về cơ hội này, theo chia sẻ của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu đến năm 2040.
“Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn tiên tiến, hấp dẫn của khu vực và thế giới, giúp Việt Nam tự chủ và phát triển bền vững trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Cùng với ban hành Chiến lược Phát triển chung, Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn của Việt Nam, với mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên, 1.300 giảng viên được đào tạo chuyên sâu về bán dẫn, xây dựng các phòng thí nghiệm cấp quốc gia và cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.
Trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động triển khai Chương trình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, bao gồm cả các đối tác quốc tế, các tập đoàn toàn cầu để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.
“Chúng tôi tin tưởng rằng, với nền tảng đào tạo trình độ cao và sự tham gia của các đối tác uy tín, mỗi sinh viên, mỗi kỹ sư sẽ là một viên gạch xây dựng nên tòa nhà công nghiệp bán dẫn Việt Nam vững chắc”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Các đối tác Việt Nam và quốc tế nhấn nút hợp tác thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam |
Đánh giá cao tầm quan trọng của Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn ở Việt Nam, Bộ trưởng bày tỏ sự tin tưởng rằng, sự kiện sẽ là một nền tảng kết nối các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp bán dẫn để có thể hợp tác rộng hơn, cùng tiến xa hơn, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
“Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 không chỉ là một sự kiện kết nối, mà còn là nơi khởi đầu cho những kế hoạch hợp tác dài hạn, nơi các nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng phát triển và lợi ích khi đồng hành cùng Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Vươn lên trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn
Phát biểu khai mạc Triển lãm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã một lần nữa nhấn mạnh việc Việt Nam đã hội đủ các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Đó là có nền chính trị ổn định và quyết tâm mạnh mẽ từ Đảng, Nhà nước trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển các ngành công nghệ tiên tiến; có dân số hơn 100 triệu người và đang ở thời kỳ dân số vàng có khả năng tiếp cận nhanh với các ngành khoa học, công nghệ và STEM. Đây chính là nguồn nhân lực và thị trường đầy tiềm năng cho các ngành công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã hình thành được một hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, Việt Nam cũng đã xây dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ cao.
“Dự kiến, trong năm 2024, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư để hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư tạo tài sản cố định, sản xuất sản phẩm công nghệ cao…, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ công nghiệp bán dẫn toàn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng, NIC cùng với 3 khu công nghệ cao tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều khu công nghiệp với hạ tầng hiện đại sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi, hỗ trợ thuận lợi.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đối thoại với các tập đoàn ngành bán dẫn toàn cầu |
Ngay sau phiên khai mạc, Tọa đàm về Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu đã được tổ chức. Sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc đối thoại với các tập đoàn bán dẫn toàn cầu để tạo cơ hội hợp tác, qua đó thúc đẩy sự phát triển ngành bán dẫn Việt Nam. Hàng loạt tên tuổi lớn đã xuất hiện tại cuộc đối thoại này, như Intel, Marvell Việt Nam, Qorvo Việt Nam…
Trao đổi với các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước, Bộ trưởng bày tỏ momg muốn, các nhà đầu tư tạo điều kiện kết nối, thúc đẩy đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực, qua đó phát triển chuỗi cung ứng ngành bán dẫn toàn cầu.
“Với quyết tâm cao của Chính phủ, với chiến lược rõ ràng, với chính sách cạnh tranh, hấp dẫn, với lợi thế về nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ vươn lên đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
-
Temu tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký -
"Chuyến xe nông dân" giúp nông dân Sóc Trăng và Cần Thơ gặt hái mùa vàng -
Ông Trương Gia Bình: Những biến đổi chưa từng thấy đi cùng cơ hội chưa từng có -
VTP sắp ra mắt sàn Thương mai điện tử bán sỉ xuyên biên giới hai chiều đầu tiên tại Việt Nam -
Sắp khai trương Trung tâm Dữ liệu chính Thành phố Hà Nội -
Tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu trong phát triển của Thủ đô Hà Nội -
Kinh tế đô thị đang đóng góp khoảng 70% GDP cả nước
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/12 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
3 Ba điểm tích cực của kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ -
4 Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Rõ thêm lộ trình tái sinh -
5 1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 1: Cấp chồng dự án, doanh nghiệp lâm cảnh khốn cùng
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- MIA Invest và BHS Group chính thức hợp tác phát triển dự án MIA Center Point Đà Nẵng
- MG Việt Nam hỗ trợ phủ xanh đất trống, đồi trọc, vì một tương lai xanh