-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
TIN LIÊN QUAN | |
Nông nghiệp kết duyên CNTT: Hái ra tiền hơn sản xuất smartphone! | |
Cấp tốc lựa chọn đối tác thay thế | |
Biến Việt Nam thành công xưởng điện tử toàn cầu |
Việt Nam - công xưởng sản xuất smartphone?
Cùng với việc Microsoft thâu tóm Nokia, sự kiện nổi trội khép lại năm 2014, một năm bội thu đầu tư của ngành ICT là việc Nhà máy Nokia Bắc Ninh đã chính thức được đổi tên thành Microsoft Mobile Việt Nam, đánh dấu việc đổi chủ, đổi tên và cũng là bước ghi nhận quyết tâm của chủ sở hữu mới Microsoft về chuyển dịch nhà máy sản xuất smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam. Microsoft Mobile Việt Nam đã bắt đầu sản xuất smartphone từ tháng 8/2014.
Microsoft Mobile Việt Nam đã đưa hàng chục dây chuyền sản xuất smartphone trên thế giới về Nhà máy Nokia Bắc Ninh |
Đến nay, 39 dây chuyền sản xuất đã được đưa về Bắc Ninh từ các nhà máy ở Komarom (Hungary), Bắc Kinh, Quảng Đông (Trung Quốc) và Reynosa (Mexico), để biến nhà máy tại Việt Nam thành một trọng điểm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Microsoft.
Từ tháng 8/2014 đến nay, Microsoft Mobile Việt Nam đã xuất khẩu trên 5 triệu điện thoại Lumia ra toàn thế giới. Microsoft đang nỗ lực biến Việt Nam thành cứ điểm sản xuất smartphone cung ứng cho toàn thế giới.
Trong khi đó, Samsung - đối thủ nặng ký của
Microsoft - đã liên tiếp mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Mới đây nhất, ngày 17/11/2014, Samsung đã nâng vốn đầu tư tại Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn II) lên 3 tỷ USD. Trước đó, tháng 10/2014, Samsung đầu tư 1,4 tỷ USD cho Dự án Samsung CE Complex tại Khu công nghệ cao TP.HCM, với mục tiêu sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm điện tử, văn phòng, công nghệ cao, máy lạnh, máy giặt, máy in… Hồi đầu năm, Samsung đã đầu tư hơn 1 tỷ USD cho Công ty Samsung Display sản xuất các thiết bị màn hình hiện đại tại KCN Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh).
Một ông lớn công nghệ khác là LG cũng cho biết, Nhà máy sản xuất, lắp rắp các sản phẩm điện tử và điện tử công nghệ cao của LG tại Khu công nghiệp Tràng Duệ (TP. Hải Phòng) đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động.
Ông Ko Tae Yeon, Tổng giám đốc LG Electronics Việt Nam cho biết, Nhà máy LG tại Hải Phòng có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại nhà máy mới này là máy giặt, lò vi sóng, máy hút bụi, tivi và smartphone.
Sẽ còn nhiều đại gia vào Việt Nam
Động lực để các hãng công nghệ quốc tế gia tăng đầu tư vào Việt Nam là lợi thế về nguồn nhân lực, vị trí địa kinh tế tốt, những ưu đãi của Chính phủ dành cho doanh nghiệp công nghệ cao và sự hợp tác tích cực của chính quyền địa phương…
Sau hàng loạt tên tuổi lớn như Samsung, LG, Microsoft…, thì gần đây, nhiều hãng điện thoại Trung Quốc đã nhảy vào cuộc đua toàn cầu, khiến thị phần đang bị phân chia lại và cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn.
Mới đây nhất, Hãng công nghệ Xiaomi (Trung Quốc), được định giá 45 tỷ USD, đối thủ của Samsung, Apple, đã tuyên bố gia nhập thị trường Việt Nam. Trong khi đó, “táo khuyết” Apple cũng vừa tuyên bố sẽ hợp tác với một trong những hãng công nghệ tại Việt Nam để gia tăng sự hiện diện thương hiệu và cạnh tranh tại thị trường hơn 90 triệu dân này.
GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, Việt Nam đã và đang trở thành cứ điểm của thế giới trong sản xuất một số sản phẩm điện tử như máy tính bảng, điện thoại di động, đồ điện tử gia dụng, chíp điện tử. Trong năm 2015 hoặc trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, Việt Nam sẽ thực sự trở thành cứ điểm sản xuất của các tập đoàn công nghệ cao.
Năm 2015 hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam, như việc Tổng công ty Viễn thông
MobiFone sẽ cổ phần hóa và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, việc cấp phép và triển khai công nghệ 4G, việc triển khai số hóa truyền hình giai đoạn I chuyển từ truyền hình analog sang truyền hình số mặt đất…
Những sự kiện trên được kỳ vọng sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các hãng viễn thông trên thế giới.
"Tiên đoán" vận mệnh của Microsoft - Nokia () Cuối cùng thì Nhà máy Nokia Bắc Ninh cũng đã chính thức được đổi tên thành Microsoft Mobile Việt Nam - bước hợp thức hóa cuối cùng cho việc đổi chủ của Bộ phận Thiết bị và Di động của Nokia. Nhưng đổi chủ, đổi tên liệu có giúp hãng sản xuất điện thoại di động này đổi vận? |
Tú Ân
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025