Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 01 năm 2025,
Vietcombank tiếp cận doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chí Tín - 04/11/2016 21:23
 
Ngày 4/11, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã Hội thảo "Vietcombank chung tay cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khởi nghiệp và phát triển".
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank phát biểu tại Hội thảo
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank phát biểu tại Hội thảo

Tại Hội thảo, lãnh đạo Vietcombank cho biết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là những đối tác quan trọng của ngân hàng này thời gian tới. Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, mục tiêu của ngân hàng này tới năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.

Thông tin từ các chuyên gia tại Hội thảo cho thấy, hiện có 97,7% số doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Số doanh nghiệp này đóng góp 30% tổng vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đóng góp 40% GDP, thu hút 50% lao động.

Trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có tới 70% doanh nghiệp siêu nhỏ, 28% doanh nghiệp nhỏ và 2% doanh nghiệp vừa.

Tình trạng chung cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin và quản trị và phát triển doanh nghiệp còn thấp.

Cụ thể, chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp đạt trình độ sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến, chủ yếu là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, chỉ có 11,55% doanh nghiệp có mạng nội bộ, 2,16% doanh nghiệp có website riêng.

Tại Hội thảo này, PwC cũng đã công bố kết quả khảo sát toàn cầu về doanh nghiệp gia đình lần thứ 8.

Cuộc khảo sát của PwC được thực hiện dựa trên 2.802 cuộc phỏng vấn trực tiếp đối với 2.802 doanh nghiệp gia đình tại 50 quốc gia.

Kết quả khảo sát của PwC cho thấy có 85% công ty khởi nghiệp được đầu tư từ gia đình. Khoảng 40% doanh nghiệp gia đình sẽ chuyển giao cho thế hệ kế nhiệm trong vòng 5 năm tới.

Một số vấn đề thường gặp trong các doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ: Thiếu hệ thống kiểm soát, quy trình không đầy đủ, quản lý dòng tiền, phòng ngừa và phát hiện gian lận, phân tách trách nhiệm và quyền hạn...

Về ý thức trong việc chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp, cuộc khảo sát cho thấy có tới 69% doanh nghiệp muốn tiếp nhận nhân viên ngoài gia tộc có kinh nghiệp nhằm hỗ trợ việc chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp.

Về phía ngân hàng, chuyên gia của Vietcombank cũng chia sẻ các vấn đề về tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Vietcombank, tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng, hiện chỉ có 33% số SMEs tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

Số liệu cho thấy tín dụng ngân hàng cho SMEs tuy đã tăng mạnh hàng năm, nhưng vẫn còn nhiều rào cản.

Cụ thể, dư nợ cho vay các doanh nghiệp SMEs tại Hà Nội tăng từ 183 nghìn tỷ năm 2010 lên 345 nghìn tỷ năm 2015.

Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều khoảng cách giữa ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp không muốn vay, thủ tục phiền hà, lãi suất cao, không có vốn đối ứng, phải trả phụ phí, không có thế chấp...

Theo đó, Vietcombank cho biết sẽ đưa ra những giải pháp kết nối ngân hàng và doanh nghiệp SMEs trong thời gian tới.

Đó là, ngân hàng này sẽ chú trọng đối tượng khách hàng SMEs, có bộ phận chính sách và quan hệ khách hàng riêng để phục vụ đối tượng này. Mục tiêu của Vietcombank là sẽ tăng tỷ trọng dự nợ cho vay SMEs và khách hàng cá nhân lên tới 45% tổng dư nợ.

Vietcombank sẽ hoàn tất bán 7,73% vốn cho GIC vào quý IV/2016
Ngân hàng Vietcombank chính thức xác nhận đã ký kết một bản thỏa thuận ghi nhớ, theo đó GIC sẽ mua 7,73% cổ phần tính trên toàn bộ cổ phần của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư