
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng
-
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2%
![]() |
f |
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank; CTG) vừa ban hành Nghị quyết về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đối với phương án tăng vốn điều lệ thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu từ lợi nhuận giữ lại của các năm 2017, 2018 và 2019. Ngày đăng ký cuối cùng cho cổ đông là 5/11, ngày gửi văn bản cho cổ đông dự kiến là 13/11 và ngày kết thúc lấy ý kiến là hết 23/11.
VietinBank là ngân hàng có phản ứng nhanh nhất ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Theo đó, Nghị định đã bổ sung ngân hàng thương mại có vốn nhà nước trên 50% vào diện các doanh nghiệp được Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp. Đây là cơ sở pháp lý để các nhà băng có vốn nhà nước được giữ lại lợi nhuận hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu, thay vì phải trả cổ tức bằng tiền mặt nộp ngân sách như nhiều năm qua.
Việc VietinBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra phương án tăng vốn bằng cổ phiếu không có gì ngạc nhiên. Bởi trong số 3 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước, VietinBank là ngân hàng “kẹt” nhất về tăng vốn, khiến thời gian qua phải tăng trưởng tín dụng cầm chừng.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, ngay sau khi tăng vốn thành công, VietinBank sẽ ngay lập tức đạt tiêu chuẩn Basel 2.
Nếu đa số cổ đông thông qua, VietinBank sẽ rầm rộ phát hành cổ phiếu thưởng và cổ đông sẽ nhận “mưa” cổ tức bằng cổ phiếu.
Hiện nay, cơ cấu cổ đông của VietinBank như sau: Ngân hàng Nhà nước đang nắm 64,46%, ba cổ đông nước ngoài MUFG Bank, IFC Capitalization Fund và International Finance Corporation nắm lần lượt 19,7%, 3,35% và 1,64% vốn cổ phần. Công đoàn VietinBank nắm 1,15%, còn lại gần 9,7% là các cổ đông khác sở hữu.
Trên thị trường, giá cổ phiếu CTG của VietinBank tăng mạnh, đóng cửa ở mức giá 31.500 đồng/CP trong phiên giao dịch ngày hôm qua (16/10), tăng 48% so với phiên mở cửa đầu năm nay và đang ở mức cao nhất trong vòng 2 năm gần đây.

-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2% -
Nghị quyết 68: Ngân hàng thương mại tiếp sức kinh tế tư nhân "cất cánh" -
TPBank kiện toàn nhân sự Ban Điều hành, hướng tới phát triển bền vững -
Quốc hội chính thức luật hóa Nghị quyết 42, “chốt” quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh