
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
![]() |
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, Viettel Global đạt xấp xỉ 13.000 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 2.000 tỷ (tăng 19%) so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng 135% từ 1.250 tỷ lên 2.933 tỷ đồng.
Viettel Global ghi nhận 672 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng đầu năm, tăng hơn 3.200 tỷ so với cùng kỳ năm 2016.
Mới đây, Hội đồng quản trị Viettel Global đã thông qua chủ trương đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn Upcom, với 2,24 tỷ cổ phiếu. Quy mô tài sản của Viettel Global hiện trên 50.000 tỷ đồng.
Bắt đầu xúc tiến đầu tư nước ngoài từ năm 2006, hiện Viettel Global đang quản lý 9 thị trường quốc tế gồm: Campuchia, Lào, Haiti, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Tanzania, Burundi, Myanmar. Trong số các thị trường này, Mytel - công ty thành viên của Viettel Global tại Myanmar đã nhận được giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông đầu năm 2017 và dự kiến sẽ bắt đầu kinh doanh dịch vụ thông tin di động từ đầu năm 2018.
Viettel Peru đang chiếm tới 40% lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài của Tập đoàn Viettel nhưng chưa được tính vào kết quả kinh doanh của Viettel Global vì vấn đề pháp lý ở Peru |
Hiện tại, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viettel sẽ bao gồm lợi nhuận của Viettel Global và Viettel Peru (Bitel) – thị trường thứ 10. Do các quy định về mặt pháp luật tại Peru, Tâp đoàn Viettel phải là chủ sở hữu trực tiếp của Bitel. Trong 6 tháng đầu năm, Bitel là công ty đem lại lợi nhuận từ nước ngoài lớn nhất (chiếm tới 40%) của Tập đoàn Viettel.
Viettel đang giữ vị trí số 1 về thị phần tại 5/10 thị trường quốc tế; tất cả các quốc gia đã kinh doanh 3 năm đều có lãi. Trong tổng số hơn 100 triệu thuê bao di động trên toàn cầu của Viettel, hơn 35 triệu ở 10 thị trường nước ngoài. Nhờ việc mở rộng đầu tư ra quốc tế và giữ thị phần cao ở Việt Nam, Tập đoàn Viettel đã lọt vào danh sách 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới.

-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới