-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ
Ngay trong phần mở đầu của phiên thảo luận, Tổng thống Peru - Pedro Pablo Kuczynski là người đầu tiên trả lời câu hỏi: “Vì sao phong trào chống tự do hoá thương mại lại nổi lên mạnh mẽ như vậy ở nhiều nơi trên thế giới?”.
Người đứng đầu nước Cộng hoà Peru chia sẻ, ông có một cái nhìn khác về câu chuyện này. “Có lẽ điều này bắt nguồn từ việc dân số ở châu Âu đang già đi nhanh chóng và Mỹ cũng vậy. Thêm vào đó, việc thiếu đào tạo về kỹ thuật cho nhiều người không theo kịp với sự thay đổi trong xã hội đã tạo ra một số lượng lớn những người dễ bị tổn thương cả ở Mỹ cũng như châu Âu. Họ gặp khó khăn trong tìm việc làm”.
Tổng thống Peru: "Ở Peru, chúng tôi đang chứng kiến một công ty điện thoại di động rất xuất sắc (Bitel của Viettel) mà 5 năm trước đây chúng tôi còn không biết họ là ai" |
Theo phân tích của Tổng thống Peru, những điều này đã tạo ra một tầng lớp bất mãn trong xã hội và họ cần lý do để đổ lỗi cho sự khốn khổ của mình.
Sau khi đưa ra giải thích rất khác biệt về lý do của phong trào chống toàn cầu hoá, ông Pedro Pablo Kuczynski cho biết, ông có niềm tin rất mạnh mẽ vào thương mại tự do và Peru cũng có những thoả thuận thương mại tự do với hầu hết các nước trong APEC.
Tổng thống Peru hào hứng chia sẻ: “Chúng tôi có những khoản đầu tư rất tuyệt vời từ những quốc gia thuộc APEC như dự án khai khoáng của Trung Quốc hay dự án viễn thông của Việt Nam – Tập đoàn Viettel với thương hiệu Bitel, hay các khoản đầu tư của Nhật Bản. Trong khi đó, chúng tôi cũng bán nho, việt quất và nhiều dịch vụ đi khắp nơi trên thế giới”.
Giải thích thêm về lý do chủ nghĩa bảo hộ đang phát triển mạnh tại nhiều nơi trên thế giới, Tổng thống Peru nói: “Tôi nghĩ đó không phải là phong trào bảo hộ mà là một phong trào mang tính dân số học. Giải quyết vấn đề này tất nhiên không dễ dàng nhưng chúng ta phải cùng nhau đấu tranh cho tự do hoá thương mại và đầu tư”.
“Chúng ta đang đi đến một khúc quanh đen tối của tiến trình tự do hoá thương mại và việc đầu tiên là cần hiểu rõ tình hình để giải quyết điều này”, ông Peru - Pedro Pablo Kuczynski chia sẻ.
Người kế tiếp phát biểu trong phiên thảo luận là Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, Trung Quốc – bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga. “Bà đầm thép” của Hong Kong nói: “Nếu ai còn nghi ngờ bất kỳ điều gì về những lợi tích của toàn cầu hoá hay tự do hoá thương mại và đầu tư thì có thể nhìn vào trường hợp của Hong Kong trong thế kỷ vừa qua. Chúng tôi là một khu vực hành chính nhỏ bé, không có tài nguyên hay lợi thế gì đặc biệt nhưng đã trở thành một trung tâm tài chính, dịch vụ của thế giới”.
Người điều phối chương trình đặt câu hỏi trở lại với Tổng thống Peru: “Chúng ta sẽ phải làm gì với tương lai của toàn cầu hoá khi đang có những đám mây đen đang bao phủ trên bầu trời?”.
Tổng thống của Peru nói: “Lúc này hay lúc khác bầu trời sẽ có mây đen nhưng rồi mây đen cũng sẽ tan và APEC cần làm công việc của mình là tiếp tục thúc đẩy và đưa ra những ví dụ thành công tuyệt vời về tự do hoá thương mại và đầu tư sẽ có hiệu quả như thế nào với nền kinh tế.
Còn nếu chỉ nhìn trên trời thấy mây đen và kêu lên ‘ôi trời sắp mưa’ và đằng nào thì trời cũng mưa thì kêu ca chẳng giải quyết được điều gì. Vấn đề là có thể làm gì khi trời mưa”.
Cuộc thảo luận về toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại dẫn đến một chủ đề được rất mong đợi ở APEC 2017: TPP -11. Khi người dẫn chương trình đặt câu hỏi về tương lai của TPP sau 2 ngày họp ở APEC CEO Summit 2017, vị tổng thống này chia sẻ: “Tôi sẽ không nói về TPP bây giờ nhưng hy vọng sẽ có thông báo khả quan về cuộc họp này”.
Thay cho việc bình luận sâu về TPP, Tổng thống Peru nói: “Tôi chỉ muốn đưa ra một ví dụ về hợp tác thay vì đối đầu sẽ có công hiệu như thế nào. Các bạn hãy nhìn Việt Nam thôi. Việt Nam là một ví dụ rất điển hình.
Cách đây một vài dặm so với nơi chúng ta đang hội họp ở đây thì khi còn chiến tranh ở Việt Nam đã diễn ra một trận chiến ác liệt nhất. Các bạn sẽ không thể nghĩ được bây giờ lại có một công ty viễn thông Việt Nam đóng vai trò lớn như vậy ở trên thế giới. Ở Peru, chúng tôi đang chứng kiến một công ty điện thoại di động rất xuất sắc (Bitel của Viettel) mà 5 năm trước đây chúng tôi còn không biết họ là ai.
Chúng tôi nghĩ rằng có rất nhiều việc có thể làm và phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Vậy làm thế nào chúng ta chống lại chủ nghĩa bảo hộ? Chúng ta cứ tiếp tục cố gắng thôi!”.
-
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"