
-
Big Tech đầu tư hơn 1.000 tỷ USD vào AI, thị trường tăng trưởng với tốc độ 28%/năm
-
AI ngừng xin phép, "tự suy nghĩ, tự quyết định" của Trung Quốc gây sốc toàn cầu
-
MobiFone xây dựng hệ thống tự động giám sát và ngăn chặn thuê bao gọi rác
-
Viettel lần đầu tiên xuất khẩu thiết bị 5G sang Trung Đông
-
Viettel giới thiệu chip FEM tại sự kiện công nghệ lớn nhất thế giới -
Huawei: AI giúp nhà mạng tăng doanh thu từ 5G
Viettel đặt mục tiêu mở rộng hạ tầng cáp quang biển với kế hoạch triển khai và đưa vào khai thác thêm 5 tuyến cáp mới từ năm 2026 đến năm 2030, nâng tổng số tuyến cáp quang biển của Viettel lên 10 tuyến vào năm 2030. Trong đó, tuyến cáp biển mới ALC (bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Phillipines, China, Hong Kong SAR) dự kiến đưa vào khai thác năm 2026, tuyến cáp quang biển VTS kết nối trực tiếp Việt Nam - Singapore (Viettel hợp tác cùng Singtel) dự kiến đưa vào khai thác năm 2028.
Khi các tuyến này đi vào hoạt động, Viettel sẽ sở hữu mạng lưới cáp quang biển ngày càng rộng lớn, nâng cao dung lượng kết nối và đảm bảo khả năng phục vụ ổn định với tốc độ cao.
![]() |
Tuyến cáp quang biển ADC (Asia Direct Cable). Ảnh: VTS |
Trước đó, tháng 12/2024,Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (VTS) đã khánh thành tuyến cáp quang biển ADC (Asia Direct Cable). Đây là một trong những tuyến cáp biển hiện đại nhất khu vực Đông Á và Đông Nam Á, có tổng chiều dài gần 10.000 km, kết nối trực tiếp các quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Nhật Bản, Hồng Kông SAR, Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam (điểm cập bờ tại Quy Nhơn, Bình Định).
Với thiết kế 8 cặp sợi quang trên trục chính Singapore - Hồng Kông (Trung Quốc) - Nhật Bản, ADC sử dụng công nghệ ghép bước sóng mật độ cao, đạt dung lượng thiết kế ban đầu lên đến 160 Tbps (có thể hỗ trợ các công nghệ truyền dẫn mới nhất trong tương lai), giúp tăng tốc độ truyền tải dữ liệu giữa các trung tâm dữ liệu lớn tại châu Á.
Cùng với tuyến cáp ADC, Viettel đang khai thác và sở hữu 4 tuyến cáp quang biển quan trọng, bao gồm: AAG (Asia America Gateway) đưa vào khai thác năm 2009, tuyến cáp kết nối trực tiếp Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) với Hoa Kỳ; Tuyến cáp IA (Intra-Asia) khai thác từ năm 2009, kết nối Việt Nam với các quốc gia tại khu vực châu Á như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản và Philippines; Tuyến cáp APG (Asia Pacific Gateway), đưa vào khai thác năm 2016, kết nối khu vực Đông Nam Á và Đông Á (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản); Tuyến cáp AAE-1 (Asia - Africa - Europe-1), đưa vào khai thác năm 2017, kết nối trực tiếp Việt Nam với châu Âu và châu Phi cũng như kết nối trực tiếp 2 Hub IP lớn tại châu Á là Hồng Kông và Singapore đến châu Âu.
Viettel cho biết, việc nâng cấp tuyến cáp AAE-1 cùng với khai thác tuyến ADC vào năm 2025 sẽ giúp Viettel nâng tổng dung lượng kết nối quốc tế lên 20 Tbps, tăng 1,8 lần so với năm 2024. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng kết nối Internet tại Việt Nam mà còn tăng cường vị thế của Viettel trong khu vực.
-
Việt Nam có thêm nhà mạng mới, đầu số 889 -
Big Tech đầu tư hơn 1.000 tỷ USD vào AI, thị trường tăng trưởng với tốc độ 28%/năm -
AI không còn là “giấc mơ đắt đỏ” -
Apple trì hoãn thời điểm ra mắt các tính năng AI quan trọng -
AI ngừng xin phép, "tự suy nghĩ, tự quyết định" của Trung Quốc gây sốc toàn cầu -
iPhone Fold: Bước nhảy vọt của apple trong cuộc đua smartphone gập? -
Xuất hiện gói cước 5G giá thấp, chỉ từ 10.000 đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/3
-
2 Bộ Tài chính thông tin kết quả kiểm kê tài sản công dôi dư sau tinh gọn bộ máy
-
3 Kho bạc Nhà nước công bố quyết định tổ chức cán bộ tại Kho bạc Nhà nước khu vực XIX
-
4 Bình Dương dự kiến khởi công tuyến metro nối với TP.HCM vào năm 2027
-
5 Thị trường trái phiếu doanh nghiệp “khát” tay chơi lớn
-
SAVISTA ra mắt trung tâm đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng quản lý vận hành tòa nhà
-
Synology ra mắt thiết bị bảo vệ dữ liệu chuyên dụng cho doanh nghiệp Việt
-
Chubb Life tri ân khách hàng với tổng giá trị quà tặng hơn 1 tỷ đồng
-
Hậu Giang - Điểm sáng đầu tư bất động sản thấp tầng
-
Cà phê Đắk Lắk đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên đến thị trường Mỹ và Hàn Quốc
-
GENTEXH 2025 mở ra cơ hội hợp tác cho ngành vải không dệt Việt Nam