Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Viglacera tái cơ cấu đúng lộ trình
- 06/12/2013 14:26
 
TIN LIÊN QUAN

Kiên quyết không đầu tư theo “phong trào”

So với những doanh nghiệp Nhà nước “nổi tiếng” về về sự mạnh tay trong đầu tư như Tổng công ty Sông Đà, Licogi, Lilama, Vinaconex…Viglacera có những lý do rất cơ bản để không bị cuốn vào “cơn lốc” đó.

Viglacera dành ưu tiên chính cho hai lĩnh vực thế mạnh là đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
Viglacera dành ưu tiên chính cho hai lĩnh vực thế mạnh là đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, lĩnh vực kinh doanh hẹp (vì theo điều lệ hoạt động, Viglacera chỉ được quy định hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó, chủ yếu chỉ là thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát, ...).

Với tiềm lực về vốn, nhân lực không quá mạnh, có thể xem là một trong những lý do chủ quan của việc “đứng ngoài” với các lĩnh vực đầu tư được coi là hấp dẫn trong một thời gian dài.

Cùng tham gia thị trường bất động sản từ năm 1998, nhưng các dự án nhà ở thương mại của Viglacera như Dự án Chung cư 671 Hoàng Hoa Thám (Hà Nội), hoặc Dự án Khu đô thị Đại Mỗ, Xuân Phương (Hà Nội), Dự án Nhà vườn sinh thái Hoàn Sơn (Bắc Ninh) rất thành công.

Tuy nhiên, trong khi các DN khác chưa thể rút chân ra khỏi các dự án nhà ở thương mại, thì Viglacera đã nhanh chóng giảm dần các dự án thương mại để thực hiện chủ trương xây dựng nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng. Cho đến thời điểm hiện tại, TCT vẫn đang là nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực này với các dự án Đặng Xá 1, Đặng Xá 2, Xuân Phương, Mễ Trì…

Với kinh nghiệm và năng lực về đầu tư kinh doanh bất động sản và VLXD, các dự án nhà ở xã hội của Viglacera được triển khai nhanh, được bán hết trong thời gian ngắn. Dự án Đặng Xá 1 từ thời điểm khởi công đến khi hoàn thành đúng 15 tháng, đáp ứng 946 căn hộ cho người thu nhập thấp. Dự án Đặng Xá 2 dự kiến sẽ bàn giao những căn hộ đầu tiên chỉ sau chưa đầy 1 năm thi công.

Dồn sức đầu tư chiều sâu

Với triết lý kinh doanh “kiên định với ngành nghề cốt lõi”, Viglacera dành ưu tiên chính cho hai lĩnh vực thế mạnh của TCT là, đầu tư cho sản xuất VLXD và đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. Vì vậy, theo đánh giá của Ban Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Xây dựng), “hai lĩnh vực cốt lõi là sợi dây xuyên suốt quá trình tái cơ cấu của Viglacera”.

Cụ thể, nằm trong lộ trình đã dự định, Viglacera sẽ thoái toàn bộ vốn góp tại một số đơn vị hoạt động thiếu hiệu quả, tỷ lệ vốn góp hiện tại của TCT tại các đơn vị này thấp, TCT cũng không tham gia điều hành nên hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và không có cổ tức, bao gồm 3,77% phần vốn điều lệ tại Công ty CP giấy Tây Đô, 52.000 CP (tương ứng 1,04% vốn điều lệ) tại Công ty CP Thủy tinh Gò Vấp và 15% vốn điều lệ tại Công ty CP Nguyên liệu Viglacera. Ngoài ra, TCT còn giảm tỷ lệ vốn nắm giữ tại Công ty CP Tư vấn Viglacera từ 77% xuống còn 51%, từ 97% xuống 51% tại Công ty CP Viglacera Việt Trì, từ 60% giảm còn 51% tại Công ty CP Viglacera Thanh Trì…

Một điểm nhấn trong điều hành vốn của Viglacera là cùng với việc rút vốn đầu tư không hiệu quả là tăng vốn tại các đơn vị tập trung trực tiếp vào ngành nghề sản xuất thế mạnh của Viglacera như kính, sứ, gạch ốp lát... Theo đó, Viglacera dự kiến tăng vốn phần vốn góp từ 80 tỷ đồng lên thành 300 tỷ đồng, để tăng tỷ lệ góp vốn điều lệ tại Công ty CP Kính Viglacera Đáp Cầu của TCT từ 51% lên 89%.

O ng Lương Văn Lấu, Ủy viên HĐQT Viglacera giải thích, việc tăng vốn điều lệ này nhằm triển khai 2 dự án mới, gồm: Dự án Dây chuyền bao bì thủy tinh (tổng vốn đầu tư 760 tỷ đồng) và Dự án Dây chuyền kính tiết kiệm năng lượng low-e (tổng vốn đầu tư 600 tỷ đồng). Các dự án này sẽ được triển khai trên cơ sở hợp tác với các nhà đầu tư có năng lực để hình thành các pháp nhân mới.

Ngoài ra, với một số sản phẩm đang trong giai đoạn tìm hiểu thị trường như gạch Clinker, Viglacera đã tiến hành tái cơ cấu trong nội bộ TCT bằng cách, chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốn góp mà TCT và một số đơn vị thành viên đang nắm giữ cho Công ty CP Viglacera Hạ Long nhằm tận dụng tối đã kinh nghiệm và năng lực của đơn vị này cho việc phát triển sản phẩm Gạch Clinker.

Sự điều chỉnh kịp thời tăng - giảm vốn tại một số doanh nghiệp thành viên của TCT trong lộ trình tái cơ cấu đã cho thấy, sự năng động, nhạy bén trong điều hành hoạt động đầu tư tài của HĐQT và chức năng cũng như quyền lực thực sự của công ty mẹ.

Trường hợp Công ty CP Viglacera Hạ Long (Mã CK: VHL) là một ví dụ. 2 năm vừa qua, sự đình trệ của thị trường xây dựng, bất động sản đã tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của DN này. Tuy vậy, nhờ việc cơ cấu lại tổng thể, từ bổ sung thêm vốn cho phù hợp với điều kiện sản xuất (nhưng vẫn đảm bảo theo quy định Nhà nước), các khoản nợ vay được thanh toán đúng hẹn, cơ cấu lại sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thị trường, cơ cấu lại nhóm sản phẩm chủ lực, bộ máy…thì lợi nhuận 9 tháng 2013 của Viglacera Hạ Long đã đạt hơn 60 tỷ đồng, trong khi năm 2012, lợi nhuận của DN này chỉ đạt hơn 900 triệu đồng đồng. Năm 2014, DN này đặt mục tiêu cán đích 100 tỷ đồng lợi nhuận.

Ong Trần Hồng Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Viglacera Hạ Long (Mã CK: VHL) cho rằng, việc tái cơ cấu theo lộ trình đã được VHL triển khai đúng trình tự, vốn được phân bổ kịp thời và hợp lý cho những mảng sản xuất, kinh doanh mà sức mua thị trường tốt…đã khiến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty khá hơn trông thấy.

Mục tiêu tái cơ cấu

Trở thành TCT hàng đầu về sản xuất VLXD tại thị trường Việt Nam, mức tăng trưởng hàng năm đạt bình quân 10%.

Bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào cuối tháng 12/2013. Giai đoạn 2013-2014 bán 25% CP, Nhà nước giữ 75%, sau khi bán được bao nhiêu sẽ điều chỉnh lại cơ cấu vốn.

Nguồn: Viglacera

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư