
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG –HNX) vừa quyết định thành lập CTCP BOO Nước sạch Sapa với vốn điều lệ 51 tỷ đồng, riêng Vinaconex góp vốn tối thiểu 99%.
Đây là doanh nghiệp dự án với nhiệm vụ xây dựng hệ thống cấp nước sạch thị trấn Sapa (tỉnh Lào Cai), bao gồm 2 nhà máy cấp nước sạch với tổng công suất 15.000 m3/ngày đêm, trong đó nhà máy nước số 1 công suất 12.000 m3/ngày đêm, nhà máy nước số 2 công suất 3.000 m3/ngày đêm).
Tình trạng thiếu nước tại Sapa đã trở thành một vấn đề nóng vài tháng trước, đặc biệt khi tình trạng này lại diễn ra vào cao điểm mùa du lịch (dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5) và nhu cầu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp lên cao. Cũng chính vào tháng 4/2019, đại diện UBND tỉnh Lào Cai cho biết, để đảm bảo nước sạch cho thị trấn Sa Pa, tỉnh đã phê duyệt dự án, đồng thời, có báo cáo thẩm định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho dự án này. Đến trung tuần tháng 9 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải - Xây dựng tỉnh Lào Cai công bố nhà đầu tư trúng thầu dự án trên theo hình thức chỉ định thầu.
Thực tế, Vinaconex cũng đã theo đuổi dự án này các tháng qua. Thông tin về dự án Nhà máy cấp nước trên đã được phía công ty đề cập tại báo cáo thường niên hồi tháng 6 vừa qua. Đây cũng không phải lần đầu doanh nghiệp xây dựng này tham gia vào lĩnh vực cấp nước. Vinaconex từng là công ty mẹ của CTCP Nước sạch Sông Đà, chủ đầu tư dự án cấp nước cho chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Hiếu Môn - Hà Nội - Hà Đông, giai đoạn 1 với chiều dài 45,8 km, công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, toàn bộ vốn góp tại doanh nghiệp này đã được Vinaconex thoái hồi cuối năm 2017.
Về dự án mới này, Vinaconex cho biết diện tích sử dụng dự kiến sẽ thu hồi khoảng 11,55 ha. Thời gian thực hiện hợp đồng dự án là 50 năm, thời gian xây dựng công trình là 93 tháng. Giá dịch vụ hai năm đầu sau khi dự án được nghiệm thu và đưa vào vận hành cấp nước sạch là 10.056 đồng (chưa gồm thuế giá trị gia tăng). Giá sẽ tiếp tục tăng mỗi hai năm và lên 13.636 đồng vào năm thứ 7.
Hiện CTCP Cấp nước tỉnh Lào Cai là đơn vị đang cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh. Giá tiêu thụ nước sạch bình quân (gồm VAT) là 7.750 đồng/m3. Giá tiêu thụ cho sinh hoạt dân cư phân theo các mức khác nhau. Trong đó, hộ gia đình dùng trên 7,5m3/người/tháng sẽ áp mức 11.700 đồng/ m3. Nước dùng cho hoạt động SX và kinh doanh vật chất là 11.700 đồng/m3. Nước dùng cho kinh doanh-dịch vụ là 13.200 đồng/m3.
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower