
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt đợt cuối năm 2023 với tỷ lệ 9,5% và đợt 1 năm 2024 với tỷ lệ 15%. Cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu nhận về tổng cộng 2.450 đồng (24,5%).
Công ty cho biết ngày đăng ký cuối cùng là 25/9 và thanh toán vào 24/10. Với gần 2,09 tỷ cổ phiếu đang niêm yết, ước tính Vinamilk sẽ dành hơn 5.100 tỷ đồng cho đợt chi trả này.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là cổ đông lớn nhất của Vinamilk khi nắm giữ 36% vốn điều lệ (tương ứng hơn 752 triệu cổ phiếu) sẽ nhận về 1.843 tỷ đồng. F&N của tỷ phú Thái lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm giữ 17,69% (tương ứng khoảng 370 triệu cổ phiếu) nhận khoảng 905 tỷ đồng. Ngoài ra, Platinum Victory Pte. Ptd và Jardine Matheson Limited cùng sở hữu 10,62% (tương ứng gần 222 triệu cổ phiếu) sẽ nhận được gần 543 tỷ đồng.
Trước đó, Vinamilk đã thực hiện 3 đợt tạm ứng cổ tức cho năm 2023 gồm đợt 1 với tỷ lệ 15% được trả vào đầu tháng 10/2023, đợt 2 với tỷ lệ 5% và đợt 3 với tỷ lệ 9% lần lượt thanh toán vào 28/2 và 26/4 năm nay. Như vậy, tính cả đợt này, Vinamilk dành tổng cộng 8.046 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2023, tương đương 91% lợi nhuận sau thuế hợp nhất phân bổ cho chủ sở hữu của công ty.
Theo tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức cuối tháng 4,Vinamilk dự kiến tổng mức cổ tức cả năm 2024 bằng năm ngoái là 38,5%, tức mỗi cổ phiếu nhận 3.850 đồng.
Sau giai đoạn tăng mạnh từ vùng giá 65.000 đồng lên 76.000 đồng, cổ phiếu VNM đã có nhịp điều chỉnh 3 phiên liên tiếp, đưa thị giá về lại vùng 74.000 đồng. Thông tin chia cổ tức giúp cổ phiếu này bật nhẹ trở lại so với tham chiếu trong phiên phiên sáng nay (23/8), lên 75.300 đồng. So với vùng giá đầu năm, cổ phiếu này đã tích luỹ khoảng 10%.
Theo báo cáo tài chính đã soát xét, công ty ghi nhận doanh thu thuần quý II/2024 xấp xỉ 16.656 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp hơn 7.067 tỷ đồng, suất sinh lời đạt 42,4%. Sau khi trừ đi các khoản phí, lợi nhuận trước thuế hơn 3.308 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giai đoạn này gần 2.696 tỷ đồng, đều tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Luỹ kế nửa năm, doanh thu thuần của Vinamilk hơn 30.768 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 12.979 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp theo đó đạt 42,2%. Lợi nhuận trước thuế giai đoạn này hơn 6.014 tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế khoảng 4.903 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ.
Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm nay đạt 63.163 tỷ đồng, tăng 4,4% so với mức 60.479 tỷ đồng của năm trước. Nếu hoàn thành, đây là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của Vinamilk, vượt qua kỷ lục 61.012 tỷ đồng được thiết lập vào năm 2021. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 11.516 tỷ đồng, tăng 5% so với mức 10.968 tỷ đồng của năm trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng trưởng thấp hơn, chỉ tăng 4% so với cùng kỳ lên 9.376 tỷ đồng.
Sau nửa năm, công ty đã hoàn thành 48,7% kế hoạch doanh thu và 52,2% mục tiêu lợi nhuận.
Trong báo cáo thường niên, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết ưu tiên của công ty trong năm nay tiếp tục phục hồi thị phần và doanh số bán hàng một cách bền vững và có lợi nhuận. “Đó là lý do chúng tôi sẽ duy trì sự tập trung vào các giải pháp tối ưu vận hành để có thêm ngân sách phục vụ phát triển thị trường và củng cố sức mạnh thương hiệu”, bà Liên chia sẻ.
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của Vinamilk đạt 54.194 tỷ đồng. Nợ phải trả 15.856 tỷ đồng, giảm 10% so với số đầu năm. Phần lớn trong cơ cấu nợ của công ty là mục ngắn hạn với hơn 15.403 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hơn 38.337 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 6.000 tỷ đồng.
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025