
-
Tìm kiếm động lực cho mô hình tăng trưởng mới
-
Thủ tướng lập 8 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công
-
Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2027
-
Phấn đấu đưa 100% dịch vụ công lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030
![]() |
Liên quan đến việc hai nhà mạng Viettel, Vinaphone tăng giá cước, Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát đã gửi kiến nghị tới các nhà mạng đồng thời phát đi thông điệp xin lỗi khách hàng. |
Từ ngày 1/4/2016, giá cước tin nhắn SMS của thuê bao Viettel tới tất cả các đầu số tin nhắn dịch vụ GTGT sẽ bị tăng cước, trong đó các đầu số 60xx, 70xx, 80xx sẽ tăng từ 500 đồng lên 1.000 đồng mỗi tin nhắn SMS. Việc thay đổi giá cước này cũng được áp dụng với các thuê bao mạng Vinaphone.
Liên quan đến việc hai nhà mạng Viettel, Vinaphone tăng giá cước, Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát đã gửi kiến nghị tới các nhà mạng đồng thời phát đi thông điệp xin lỗi khách hàng vì việc tăng giá cước của Viettel và Vinaphone sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới khách hàng tham gia chương trình khuyến mãi "Xé nhãn liền tay, uống ngay trúng lớn" của Tập đoàn này diễn ra từ 1/4 đến hết ngày 29/6/2016.
Trong chương trình của Tân Hiệp Phát, khách hàng khi mua các sản phẩm Trà xanh không độ, Dr.Thanh, nước tăng lực Number 1, Number 1 Dâu, Number 1 Chanh và Number 1 Soya ngoài cơ hội trúng ngay 1 chai sản phẩm cùng chủng loại, còn có thể trúng 1 điện thoại Iphone 6s Plus Gold. Khách hàng nhắn tin mã số dự thưởng dưới mỗi nhãn chai tới tổng đài 6020, Ban tổ chức sẽ quay số ngẫu nhiên để chọn ra 3 vị khách hàng may mắn trúng Iphone 6s Plus Gold trong ngày, chương trình quay số được giám sát bởi đại diện Cục Xúc tiến thương mại và được truyền hình trực tiếp vào 18h30' hàng ngày trên kênh VTC9.
Đối với việc Viettel và Vinaphone tăng giá cước nhắn tin tới đầu số dịch vụ, ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát cho biết, Tân Hiệp Phát rất lấy làm tiếc và xin lỗi khách hàng vì sự thay đổi không mong muốn này. Theo ông Nguyễn Phan Huy Khôi, Tập đoàn Number 1 - Tân Hiệp Phát đã thông qua đối tác sở hữu đầu số 6020 là Công ty Cổ phần Viễn thông Di động kiến nghị tới Viettel và Vinaphone hỗ trợ lùi thời gian bắt đầu tăng cước phí để hỗ trợ khách hàng. "Trong trường hợp các nhà mạng vì lí do khách quan không thể điều chỉnh thời gian tăng cước, chúng tôi rất hy vọng khách hàng hiểu và thông cảm", ông Khôi nói.
Cũng thông tin từ Tân Hiệp Phát, trong ngày 1/4/2016 - ngày đầu tiên của chương trình khuyến mãi "Xé nhãn liền tay, uống ngay trúng lớn", đã có 3 khách hàng được trao IPhone 6S Plus Gold là chị Khu Thị Tuyết Hà, số điện thoại 01647654714 ở Vị Thanh, Hậu Giang; anh Lê Minh Tâm, số điện thoại 01654692450 ở Gò Vấp, TP HCM và anh Nguyễn Văn Quynh, số điện thoại 0978585515 ở Vĩnh Châu, Sóc Trăng.
Chương trình sẽ kéo dài đến hết ngày 29/6/2016, mỗi ngày sẽ có 3 điện thoại IPhone 6S Plus Gold được trao cho 3 khách hàng may mắn.

-
Nhiều cải cách lớn đang thực hiện để nâng cao chất lượng thị trường chứng khoán -
Tập trung chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2025-2030 -
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật -
Quảng Ninh thông qua 16 nghị quyết quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội -
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/9/2025 -
5 nhóm chính sách đặc thù, đột phá để Hà Nội phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo -
Lạm phát được kiểm soát, nhưng không chủ quan
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One
-
Tập đoàn TH tiếp tục thực thi ESG: Bền vững là con đường, không phải đích đến
-
“Độc lạ” cách bán hàng tại khu đô thị phía Tây TP.HCM: Khuyến khích khách mua ở thực
-
Shinec - Diệu Thái ký kết hợp tác chiến lược 500 triệu USD: Định hình hành lang kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung