
-
Doanh nghiệp lương thực thực phẩm "tiến thoái lưỡng nan" khi in bao bì sản phẩm
-
Quảng Ninh: Khởi động nhiều dự án hạ tầng của doanh nghiệp tư nhân
-
Doanh nghiệp nhà nước năng động và chủ động
-
PV GAS có 101 sáng kiến với hiệu quả kinh tế mang lại là 318 tỷ đồng
-
Vietnam Airlines tăng cường thêm 2 tàu bay Airbus A320 để phục vụ hè 2025 -
Doanh nghiệp nhỏ còn dè dặt trước Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS
Nhà máy Vinasoy tại Bình Dương có mức đầu tư 900 tỷ đồng, được trang bị công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất thiết kế 180 triệu lít/năm, trong đó giai đoạn 1 với công suất 90 triệu lít/năm, dự kiến sẽ hoàn tất và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 11/2016.
Trước đó, vào tháng 8/2015, Vinasoy đã hoàn tất 2 giai đoạn đầu tư nhà máy tại Bắc Ninh có công suất 180 triệu lít/năm. Với hai nhà máy tại Quảng Ngãi và Bắc Ninh, cung cấp cho thị trường mỗi năm 300 triệu lít sữa đậu nành, tương ứng 1,5 tỷ hộp sữa/năm.
![]() |
. |
Vinasoy hiện đang dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam với 84,2% thị phần toàn quốc (theo thống kê nghiên cứu thị trường của The Nielsen Việt Nam - tháng 12/2015). Tổng doanh thu của Vinasoy năm 2015 đạt 3.800 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2014.
Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc điều hành Vinasoy cho biết, nhà máy tại Bình Dương là nhà máy thứ hai được Vinasoy đầu tư hiện đại tầm cỡ thế giới. Sau khi nhà máy tại Bình Dương hoàn thành giai đoạn 1, tổng công suất của Vinasoy đạt mức 390 triệu lít/năm, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Việt Nam sẽ đón nhận gần 2 tỉ sản phẩm mỗi năm, từ đó đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng lành. Với nhà máy này, Vinasoy trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sở hữu 2 nhà máy được đầu tư quy mô hiện đại bậc nhất trong Top 5 nhà máy sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới hiện nay.
Cũng theo ông Tụ, Vinasoy đóng vai trò như một “mắt xích chiến lược” vừa gia tăng nguồn cung tới người tiêu dùng, vừa thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử dụng đậu nành nguyên liệu trong nước. Nhờ vậy, một khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực vào năm 2018, nông sản Việt, mà cụ thể là đậu nành, sẽ có chỗ đứng, gián tiếp khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ TPP nói chung.
Việc đầu tư một nhà máy mới tại Bình Dương sẽ giúp Vinasoy rút ngắn thời gian và khoảng cách vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng phía Nam. Tuy nhiên, đại diện của Vinasoy cũng chia sẻ, việc đầu tư này nằm trong chiến lược của doanh nghiệp hướng đến xuất khẩu sản phẩm sang thị trường ASEAN có quy mô dân số hơn 600 triệu dân. Đây là một thị trường rất tiềm năng và là cơ hội để Vinasoy phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Vinasoy đã trao 5 tỉ đồng cho Quỹ Khuyến học sữa đậu nành Việt Nam, nâng tổng giá trị tài trợ cho Quỹ lên 10 tỷ đồng (tương đương 3 triệu suất sữa đậu nành). Qua đó, Vinasoy tiếp tục thực hiện chương trình Sữa đậu nành học đường, cấp phát miễn phí nguồn dinh dưỡng lành cho trẻ em vùng sâu vùng xa trên toàn quốc, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao thể trạng trẻ em Việt Nam.
-
Sau sáp nhập, Đà Nẵng có hơn 53.000 doanh nghiệp hoạt động -
EU tăng điều tra chống lẩn tránh thuế với hàng hóa nhập khẩu -
Hội chợ TUTTOFOOD MILANO 2026: Mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Thực phẩm và Đồ uống tại châu Âu -
Hải quan - doanh nghiệp Lạng Sơn "bắt tay" triển khai các giải pháp tăng tốc thông quan -
Đảng bộ Vinataba hoàn thành xuất sắc 5/5 chỉ tiêu Nghị quyết đề ra -
Lãnh đạo Cần Thơ cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động -
Thúc đẩy đàm phán loạt FTA mới với Trung Đông, châu Phi
-
“Ký ức những huyền thoại” - Giai điệu tri ân từ trái tim Tổ quốc
-
Bridgestone ra mắt dòng lốp cao cấp TURANZA 6-Lái êm đầm đẳng cấp
-
Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”