
-
Người dân trắng đêm đợi tới sáng dự Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
[Ảnh] Đường sắt Việt Nam chạy đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất”
-
Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP.HCM
-
Trình diễn trống hội: Bản hùng ca hoành tráng
-
Đưa vào khai thác 10 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ người dân đi lại dịp 30/4 - 1/5 -
Hà Nội: Hơn 3.800 di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô
![]() | ||
Nghệ sĩ Trịnh Thịnh (trái) trong Vợ chồng A Phủ (Nguồn: ĐAVN) |
Theo thông tin từ gia đình, nghệ sỹ Trịnh Thịnh đã qua đời sáng 12/4 tại Hà Nội.
Nghệ sỹ nhân dân Trịnh Thịnh tên thật là Trịnh Văn Thịnh, sinh năm 1927 tại Hà Nội.
Tuy không được đào tạo bài bản về diễn xuất nhưng với vốn sống phong phú, năng khiếu và sự khổ luyện, nghệ sỹ nhân dân Trịnh Thịnh là một trong những cái tên kỳ cựu nhất của nền điện ảnh Việt Nam.Sinh thời, ông thường được các đạo diễn mời đóng những vai các cụ già quê mùa hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt Nam.
Ông bắt đầu bén duyên với điện ảnh vào khoảng năm 1954 với vai trò là diễn viên lồng tiếng.
Năm 1956, đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã mời ông tham gia bộ phim đầu tiên của lịch sử điện ảnh Việt Nam “Chung một dòng sông.”
Ngoài ra, ông có hàng loạt một vai diễn ấn tượng khác trong các bộ phim kinh điển như "Vợ chồng A Phủ", "Chị Dậu"...
Sau đó, ông liên tục xuất hiện trên màn bạc với sự biến hóa linh hoạt trong nhiều vai diễn: Khi là một lão thuyền chài cả đời u uất trong “Lời nguyền một dòng sông;” có lúc, ông lại là một ông phó chủ tịch huyện háo danh trong “Thị trấn yên tĩnh”.
Bên cạnh đó, Trịnh Thịnh cũng tỏ ra rất có duyên với những vai hài, diễn mà như không diễn, trong đó đáng kể nhất là vai ông nội Bờm trong “Thằng Bờm”.
Đặc biệt, vai diễn ông Củng trong phim “Vợ chồng anh Lực” đã trở thành “biệt hiệu” riêng của nghệ sỹ nhân dân Trịnh Thịnh trong lòng công chúng.
Nghệ sỹ nhân dân Trịnh Thịnh được trao tặng giải thưởng Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ 8 (1988) với vai diễn ông phó chủ tịch huyện trong phim "Thị trấn yên tĩnh" và vai ông nội Bờm trong phim "Thằng Bờm."
Ông được phong tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân vào năm 1997. Bộ phim cuối cùng ông tham gia diễn xuất là phim “Tết này ai đến xông nhà” (ra rạp năm 2002) của đạo diễn Trần Lực.Tang lễ nghệ sỹ nhân dân Trịnh Thịnh sẽ được cử hành hồi 14 giờ 45 ngày 15/4 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội)./.
PV (Vietnam+)
-
Hà Nội: Hơn 3.800 di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô -
[Ảnh] Hào hùng khúc tráng ca “Đảng trong mùa xuân đại thắng” -
Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi" -
TP.HCM: 10.500 thiết bị bay không người lái thắp sáng bầu trời -
"Đảng trong mùa Xuân đại thắng": Đêm nghệ thuật thiêng liêng nối dài hào khí Việt Nam -
Hà Nội tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự dịp lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Bình cấp phép khai thác khoáng sản tại đô thị Dinh Mười
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)