
-
HUD muốn thoái vốn khỏi công ty con đang thua lỗ
-
Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đem hơn một nửa tài sản đi gửi ngân hàng
-
Chứng chỉ lưu ký - Cơ hội mới cho nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam
-
Chuyển giao thế hệ lãnh đạo: SSI bổ nhiệm tân CEO 8x
-
Lợi nhuận quý II khởi sắc, ACBS vẫn "chạy chậm" so với kế hoạch năm -
Ngược chiều thị trường, Chứng khoán APG ghi lỗ quý II
Sau phiên tăng vọt hôm qua (5/12), nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư tránh mua đuổi bằng mọi giá. Lý do bởi phiên hôm qua thể hiện xu thế thị trường tích cực trong ngắn hạn, còn xu hướng dài hạn cần thêm thời gian để xác nhận. Xu hướng phục hồi của thị trường sẽ phụ thuộc vào các nhóm như chứng khoán, công nghệ, bất động sản khu công nghiệp và xuất khẩu.
Bất chấp khuyến nghị thận trọng của phần đông công ty chứng khoán, thị trường hôm nay (6/12) vẫn giao dịch hứng khởi khi duy trì sắc xanh suốt phiên. Chỉ số đại diện cho sàn TP.HCM có thời điểm tăng gần 10 điểm lên 1.276 điểm trước khi thu hẹp biên độ trong những phút cuối phiên. VN-Index đóng cửa tại 1.270,96 điểm, tăng 2,61 điểm so với tham chiếu để nối dài mạch đi lên phiên thứ hai liên tiếp.
Chỉ số tăng, nhưng số lượng cổ phiếu giảm hôm nay lên đến 204 mã, trong khi cổ phiếu tăng chỉ 170 mã. Rổ vốn hoá lớn cũng tương tự khi cổ phiếu giảm áp đảo với 17 mã, còn cổ phiếu tăng chỉ 13 mã.
SSI dẫn đầu về thanh khoản khi giá trị khớp lênh hơn 884 tỷ đồng, cách xa hai mã đứng sau là DGC với 730 tỷ đồng và FPT với 678 tỷ đồng. Xét theo khối lượng sang tay, SSI cũng dẫn đầu với 33,8 triệu cổ phiếu được khớp lệnh thành công, sau đó đến VIX hơn 24,8 triệu cổ phiếu và HPG hơn 23,7 triệu cổ phiếu.
VIC hôm nay đóng góp nhiều nhất cho phiên tăng khi tích luỹ 2,4% so với tham chiếu, lên 41.850 đồng. Các cổ phiếu xếp tiếp theo trong danh sách này lần lượt là BID, GVR, DGC và FPT. Ở chiều ngược lại, HPG ghì VN-Index xuống nhiều nhất khi mã này giảm gần 1% xuống 27.600 đồng. Các mã còn lại trong nhóm tác động tiêu cực nhất đến chỉ số hầu hết thuộc nhóm ngân hàng như VPB, MBB, CTG, SHB và TPB.
Phiên cuối tuần ghi nhận khá ít nhóm ngành có sự đồng thuận về giá, trừ nhóm phân bón và hoá chất với tất cả cổ phiếu cùng tăng. Dù vậy, mức tăng của nhóm này chênh lệch khá lớn khi DCM, DPM và BFC tích luỹ không quá 1%, trong khi đó DDV và DGC tăng trên 4%.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay nối dài mạch mua ròng phiên thứ hai. Nhóm này giải ngân 2.382 tỷ đồng và bán ra 2.025 tỷ đồng, tương ứng giá trị mua ròng 358 tỷ đồng. Đây là phiên có giá trị mua cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây.

-
VN-Index tiếp tục chịu áp lực lớn khi tiếp cận mốc 1.500 điểm, VIC giảm mạnh cuối giờ -
Chuyển giao thế hệ lãnh đạo: SSI bổ nhiệm tân CEO 8x -
Góc nhìn TTCK tuần 21 - 25/7: VN-Index tiếp tục hướng đến vùng giá 1.500 điểm - 1.537 điểm -
Lợi nhuận quý II khởi sắc, ACBS vẫn "chạy chậm" so với kế hoạch năm -
Ngược chiều thị trường, Chứng khoán APG ghi lỗ quý II -
Cú lao dốc đầu tháng 4 của VN-Index kéo lùi lợi nhuận Chứng khoán Vietcap -
VN-Index lần đầu chạm mốc 1.500 điểm sau 3 năm, dòng tiền sôi động luân chuyển nhanh
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới