
-
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng
-
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt
-
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản
-
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan
Tiếp nối đà hồi phục sau phiên bán tháo đầu tuần, chỉ số đại diện cho sàn TP. HCM hôm nay mở cửa trong trạng thái hưng phấn khi hàng loạt cổ phiếu giao dịch trên tham chiếu. Trước giờ nghỉ trưa, chỉ số xoay chiều và có thời điểm lùi sát về mốc 1.205 điểm. Lực cầu giải ngân ở vùng giá thấp xuất hiện trong phiên chiều giúp biên độ giảm được thu hẹp, sau đó sang sắc xanh trước khi đóng cửa với mức tăng 5,6 điểm, lên gần 1.216 điểm.
Số lượng cổ phiếu tăng áp đảo cổ phiếu giảm trong phiên hôm nay, lần lượt là 228 mã và 182 mã. Rổ vốn hoá lớn rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng" khi chỉ số chung tăng 0,77 điểm so với tham chiếu, lên 1.253,58 điểm nhưng có đến 14 mã giảm và chỉ 10 mã đóng cửa trong sắc xanh.
VHM trở thành trường hợp đặc biệt của rổ VN30 trong phiên giữa tuần khi là mã duy nhất chạm trần lên 37.200 đồng, đóng cửa trong tình trạng trắng bên bán và dẫn đầu danh sách những cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index. Diễn biến này xảy ra sau khi Hội đồng quản trị Vinhomes ban hành nghị quyết mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 8,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Trong khi nhà đầu tư nước ngoài giải ngân mạnh thì khối ngoại lại xả hàng quyết liệt VHM, thể hiện qua lượng bán ra lên đến 22,7 triệu cổ phiếu, gấp 6 lần lượng mua vào.
Ngoài VHM, trụ đỡ cho phiên hôm nay còn đến từ hai cổ phiếu họ Vingroup là VIC và VRE. Cụ thể, VIC tăng 2,54% lên 42.350 đồng, VRE tăng 5,88% lên 18.000 đồng.
Nhóm phân bón cũng góp phần không nhỏ vào phiên tăng hôm nay. Hai mã trụ là DPM và DCM lần lượt tăng 3,4% lên 34.800 đồng và 2% lên 36.200 đồng.
Ở chiều ngược lại, trong danh sách 10 cổ phiếu kìm đà tăng của thị trường có 6 đại diện thuộc nhóm ngân hàng. Cụ thể, TCB dẫn đầu khi giảm 2,24% xuống 21.800 đồng. Tiếp đến, VPB giảm 1,91% xuống 18.000 đồng, BID giảm 0,75% xuống 46.400 đồng, CTG giảm 1,15% xuống 30.200 đồng, SSB giảm 1,82% xuống 21.600 đồng và TPB giảm 1,73% xuống 17.050 đồng.
Hai trụ cột của nhóm hàng không là HVN và VJC cũng góp mặt trong danh sách này. Cụ thể, HVN mất 2,05% xuống 21.450 đồng và VJC mất 1,19% xuống 99.300 đồng.
Khối lượng giao dịch cả phiên 7/8 đạt xấp xỉ 624 triệu cổ phiếu, giảm 65 triệu đơn vị so với phiên trước. Giá trị giao dịch theo đó giảm 2.164 tỷ đồng, xuống 14.192 tỷ đồng. Đây là phiên có giá trị thanh khoản thấp nhất trong một tuần qua.
Không chỉ tiên phong về điểm đóng góp, VHM còn đứng đầu về giá trị giao dịch trong phiên hôm nay với khoảng 1.366 tỷ đồng, tương ứng 36,7 triệu cổ phiếu được sang tay thành công. Các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng thanh khoản có sự cách biệt đáng kể so với vị trí dẫn đầu. Cụ thể, VNM ghi nhận giá trị giao dịch hơn 782 tỷ đồng (tương ứng 10,7 triệu cổ phiếu), TCB hơn 431 tỷ đồng (tương ứng 19,6 triệu cổ phiếu) và HPG xấp xỉ 402 tỷ đồng (tương ứng 15,4 triệu cổ phiếu).
Khối ngoại tiếp tục kéo dài chuỗi bán ròng sang phiên thứ ba liên tiếp. Nhóm này bán ra hơn 93,6 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch gần 2.807 tỷ đồng trong khi chỉ giải ngân hơn 1.445 tỷ đồng để mua khoảng 40,6 triệu cổ phiếu. Giá trị bán ròng theo đó đạt hơn 1.361 tỷ đồng. Đây là phiên có giá trị lớn nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây.
Trái ngược với trạng thái gom hàng mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại hôm nay xả hàng quyết liệt cổ phiếu VHM với giá trị ròng xấp xỉ 720 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài tích cực giải ngân vào VNM khi giá trị mua ròng hơn 210 tỷ đồng, sau đó lần lượt là FPT hơn 36 tỷ đồng, FRT xấp xỉ 30 tỷ đồng và GVR khoảng 21 tỷ đồng.

-
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL -
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản -
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan” -
Chính sách tài khóa năm 2025: Tiếp tục tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế -
Thị trường chứng khoán biến động: Giữ tiền, bắt đáy hay chờ thời?
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách