
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
Chỉ thêm vài chục điểm nữa, VN-Index sẽ đối diện gần hơn với mốc 1.000 điểm.
Vốn hóa cả 3 sàn giảm 196.000 tỷ đồng trong ngày 7/10. Một điểm sáng hiếm hoi trong ngày 7/10 là thanh khoản tăng mạnh lên gần 19.000 tỷ đồng, cao hơn đáng kể so với phiên trước đó.
Riêng trên HoSE, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 877,31 triệu đơn vị, giá trị 16.976,7 tỷ đồng, tăng 60,74% về khối lượng và 52,73% về giá trị so với phiên hôm qua.
Thanh khoản cao cũng thắp sáng chút niềm tin cho nhà đầu tư khi có lực cầu chờ đợi giá thấp.
Sức ép bán kéo dài cả phiên và gia tăng mạnh hơn trong phiên chiều, lượng cổ phiếu giảm kịch sản trên 3 sàn tăng từ 145 mã buổi sáng lên 251 mã phiên chiều. Chẳng hạn, ở nhóm ngân hàng là CTG, TCB, VPB, TPB, STB…, ngoại trừ EIB vẫn ngược dòng, khi giảm sàn phiên sáng, nhưng hồi phục xanh nhẹ trong phiên chiều. Giảm kịch sàn còn có nhóm bất động sản DXG, DXS, IJC, LDG, SCR, BCG.... bán lẻ có MWG, nhóm cao su có GVR, nhóm hàng không có HVN…
Trong nhóm VN30 chỉ có 4 mã đã đi ngược thị trường thành công là VJC, SAB, VHM và VIC với mức tăng trên dưới 0,5%.
Lực cầu gia tăng giúp MBB thoát sàn, và đóng ở mức 16.950 đồng/cổ phiếu, với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, 41,17 triệu đơn vị.
Cổ phiếu đáng chú ý khác là HPG, được khối ngoại mua ròng trở lại sau nhiều phiên xá hàng, giá trị mua ròng 56 tỷ đồng, cầu nội cũng gia tăng giúp cổ phiếu này không đóng sàn, chỉ giảm ở mức 2,2%, khối lượng khớp lên đến 36,5 triệu đơn vị.
Ở nhóm chứng khoán cũng giảm sàn la liệt, HCM, APG, VDS, VND, AGR, FTS, ORS... và sắc đỏ, giảm mạnh là SSI, VCI, AAS…
Nhóm tích cực nhất phiên nay là dầu khí, PVD đóng cửa tăng 2% lên mức 20.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh đạt 15,27 triệu đơn vị. Tương tự, PVS tăng 2,7% lên 22.800 đồng/cổ phiếu khớp 10,58 triệu đơn vị, PVC tăng 4,2% lên 17.400 đồng/cổ phiếu và khớp hơn 3 triệu đơn vị, PVB tăng 6,1% lên mức cao nhất ngày 17.500 đồng/cổ phiếu và khớp hơn nửa triệu đơn vị.
Về cơ bản, phiên này vẫn là bán tháo cổ phiếu cường độ lớn, lực mua chỉ mua giá thấp, trong khi số lượng mã sàn trắng bên mua lên đến 90 mã.
Ghi nhận ở vài nhà đầu tư lâu năm, đã bắt đầu giải ngân nhẹ ở những mã đầu ngành.
Về khối ngoại giao dịch tích cực khi mua vào 94,6 triệu cổ phiếu, trị giá 2.384,5 tỷ đồng, trong khi bán ra 88,3 triệu cổ phiếu, trị giá 2.114 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 6,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 271 tỷ đồng. Trên HoSE, khối ngoại mua ròng 65 tỷ đồng VIC, 52 tỷ đồng VNM, 56 tỷ đồng HPG, hơn 49 tỷ đồng chứng chỉ quỹ FUEVFVND…bán ròng mạnh ở STB, DXG, GEX, NVL, HAH…
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025