-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Tuần thứ hai hồi phục: Áp lực đã dịu đi?
Giao dịch tích cực ở phiên 25/11 với mức tăng 2,51% của VN-Index, chứng khoán Việt Nam là thị trường bật tăng mạnh nhất trong ngày. Tuy nhiên, so với thời điểm 3 tháng, 6 tháng hay một năm trước, chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vị trí “quán quân” giảm điểm. VN-Index vẫn đang giảm sâu tới hơn 35% so với thời điểm đầu năm.
Chứng khoán Việt bật tăng trong phiên 25/11, nhờ đó có tuần phục hồi thứ hai liên tiếp. |
Tuy nhiên, tính riêng trong tuần, sự bứt phá trong phiên giao dịch vừa qua đã giúp chỉ số chứng khoán Việt Nam có thêm một tuần hồi phục. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 2,1 điểm (+0,2%) lên 971,46 điểm, HNX-Index tăng 5,9 điểm (+3,1%) lên 196,77 điểm. Chỉ số sàn UPCoM cũng tăng 1,26 điểm lên 68,41 điểm.
Theo khối phân tích Chứng khoán VNDrirect, áp lực chốt lời ngắn hạn cộng với thông tin mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục tăng khiến chỉ số VN-INDEX điều chỉnh trong 3 phiên giao dịch đầu tuần. Tuy nhiên, sự phục hồi đã xuất hiện trong 2 phiên giao dịch cuối tuần nhờ tâm lý nhà đầu tư cải thiện.
“Một loạt thông tin hỗ trợ xuất hiện bao gồm: (1) FED công bố biên bản cuộc họp tháng 11, phát đi tín hiệu sẽ sớm giảm tốc độ tăng lãi suất điều hành, (2) NHTM VCB thông báo sẽ giảm tới 1% lãi suất cho vay đối với khách hàng, (3) nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh các quỹ ETFs ngoại tiếp tục hút vốn thành công”, ba nguyên nhân được VNDirect chỉ ra.
Thận trọng quan sát, khối ngoại mua ròng tuần thứ ba liên tiếp
Mặc dù ghi nhận tín hiệu phục hồi về điểm số, dòng tiền tham gia vào thị trường vẫn đang có sự thận trọng. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 11.454 tỷ đồng/phiên, giảm 13,7% so với tuần trước. Trong đó, phiên giao dịch 22/11 đạt mức khối lượng khớp lệnh trên tỷ cổ phiếu, nhờ sự đóng góp lớn của giao dịch cổ phiếu NVL.
Sau thời gian dài chỉ thực hiện được lượng nhỏ giao dịch, đã có tới 128,5 triệu cổ phiếu NVL, tương đương giá trị giao dịch 3.293 tỷ đồng, được sang tay hôm 22/11. Giao dịch các phiên sau đã thu hẹp lại nhưng vẫn chuyển nhượng vài triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, dù đã có lực mua tham gia, giá cổ phiếu NVL vẫn chưa ngừng rơi. Giá cổ phiếu NVL kết phiên cuối tuần qua đã xuống mức 20.450 đồng/cổ phiếu, giảm 20% so với giá đóng cửa hôm 22/11 và cũng đã giảm 75% so với đầu tháng 10/2022.
Thị trường đã có lực mua đột biến ở một vài cổ phiếu bị chiết khấu sâu. Dù vậy, các nhà đầu tư nhìn chung vẫn đang thận trọng quan sát trước những diễn biến giằng co của thị trường, đặc biệt là khối nội. Trong khi đó, khối ngoại tiếp tục là có những đóng góp tích cực trong tuần vừa qua. Các nhà đầu tư nước ngoài có tuần mua ròng thứ ba liên tiếp, dù giá trị mua ròng đã thu hẹp còn hơn 1.800 tỷ đồng, gồm 1.612 tỷ đồng mua ròng trên sàn HoSE, 157 tỷ đồng mua ròng trên sàn HNX-Index và 37 tỷ đồng trên sàn UPCOM-Index. FUEVFVND là chứng chỉ quỹ được mua ròng nhiều nhất với 12,2 triệu chứng chỉ quỹ. Tiếp theo là HPG và POW với lần lượt 11,7 triệu cổ phiếu và 9,6 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, NVL là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 8,7 triệu cổ phiếu.
Ngoài quỹ Fubon ETFs từ Đài Loan tiếp tục hút vốn thành công, chứng chỉ lưu ký FUEVFVND01 niêm yết trên sàn chứng khoán Thái Lan do Bualuang Securities phát hành dựa trên chứng chỉ quỹ DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND) cũng tiếp tục tăng lên. Số lượng chứng chỉ lưu ký đã tăng thêm 3,6 triệu đơn vị lên 155,73 triệu đơn vị. Vốn hoá thị trường của số chứng chỉ lưu ký trên ở mức 4,67 tỷ baht (3.242 tỷ đồng).
Trụ cột ngân hàng nâng đỡ thị trường, nhóm bán lẻ rơi mạnh
Top5 cổ phiếu tác động tích cực đến VN-Index tuần này là BID, VNM, GVR, CTG và PLX. Ở chiều ngược lại, GAS, NVL, VCB, MWG, VHM là những đầu tàu kéo chỉ số chung đi lùi.
Cổ phiếu PVGas đã giảm 8,3% trong tuần và cũng duy trì đà giảm trong 6 phiên gần đây. Trong khi đó, NVL đã giảm sàn liên tục 10 phiên. Động thái giải cứu NVL với thanh khoản lớn vào phiên ngày 22/11 chưa mang lại thành quả cho các nhà đầu tư tham gia bắt đáy khi cổ phiếu này tiếp tục giảm sàn các phiên vừa qua. Thông báo mới đây từ NovaGroup cho biết tập đoàn này đăng ký bán thoả thuận 150 triệu cổ phiếu NVl. Phía tập đoàn này cho biết đã đàm phán thành công với nhà đầu tư và các tổ chức có năng lực tài chính lớn tham gia nhận chuyển nhượng một phần vốn tại Novaland.
Dù giá cổ phiếu NVL trước áp lực bán tháo trên sàn hiện chỉ còn bằng ¼ hồi đầu tháng 10 (quanh mức 20.000 đồng), giao dịch này có thể giúp NovaGroup thu về hàng nghìn tỷ đồng, nhằm kịp thời bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của tập đoàn, theo phương án tái cấu trúc công bố.
Trong tuần qua, dù có sự phân hoá như sự điều chỉnh của cổ phiếu Vietcombank – ngân hàng có quy mô vốn hoá lớn nhất, dòng cổ phiếu nhà băng tiếp tục là trụ cột nâng đỡ thị trường với những cổ phiếu như BID (+11,3%), CTG (+4,5%), STB (+10,5%)…
Ở chiều ngược lại, nhóm doanh nghiệp bán lẻ cũng có tuần giao dịch kém tích cực với các cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh như DGW (-15,8%), MWG (-10,3%) và FRT (-9,5%), trước các dự báo tiêu cực về sức mua thị trường.
Thị trường đảo chiều, loạt cổ phiếu giải trình lý do tăng trần
Quy định hiện hành các doanh nghiệp niêm yết phải giải trình khi cổ phiếu tăng trần/giảm sàn liên tiếp 5 phiên. Trong giai đoạn thị trường rơi sâu, loạt doanh nghiệp niêm yết đã thực hiện giải trình lý do giảm sàn liên tục trong 5 phiên. Ở nhịp phục hồi các phiên vừa qua, hàng loạt cổ phiếu đã "quay đầu" tăng liên tục và cũng đạt ngưỡng 5 phiên tăng kihcj biên độ liên tiếp như L14, TCH, MCG, DLG, APS, API, APG. Trong văn bản giải trình gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty đều cho rằng diễn biến giá cổ phiếu do thị trường quyết định và nằm ngoài kiểm soát của công ty. Các công ty cũng khẳng định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, một số cổ phiếu tăng trần liên tục thòi gian qua còn thuộc diện cảnh báo (MCG) hay diện bị kiểm soát (DLG).
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp về thị trường chứng khoán
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp về thị trường chứng khoán chiều 23/11. |
Chiều ngày 23/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp về thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp với 7 công ty chứng khoán và 32 doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thị trường chứng khoán vừa trải qua một thời kỳ sụt giảm mạnh, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, niềm tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu, cổ phiếu xuống thấp. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói: “chúng ta đã dành nhiều công sức để tạo dựng nên một thị trường vốn nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển của kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong năm 2022, từ sự việc của Tân Hoàng Minh, FLC, hay công ty An Đông và ngân hàng SCB đến nay khiến thị trường liên tục chao đảo”.
Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc mong muốn cuộc làm việc với các công ty chứng khoán và doanh nghiệp phát hành có thể tìm ra giải pháp nhằm giúp thị trường chứng khoán quay trở lại bình thường và tiếp tục phát triển, cũng như tìm ra giải pháp để củng cố niềm tin cho trị trường trái phiếu và tăng cường tính thanh khoản.
Trên cơ sở các đề xuất, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp và có cuộc làm việc với các bộ, ngành có liên quan để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm củng cố niềm tin của thị trường, đưa thị trường tiếp tục phát triển một cách bền vững. Bên cạnh đó là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, để các nhà đầu tư sớm quay lại thị trường và có được sự phát triển của thị trường mạnh mẽ trong thời gian tới, giúp cho doanh nghiệp huy động được vốn trên thị trường, đồng thời yêu các doanh nghiệp có trách nhiệm một cách đầy đủ với các nhà đầu tư theo những gì mà doanh nghiệp đã cam kết.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Bộ Tài chính cũng sẽ rà soát khung pháp lý, kể cả Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được phát hành, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để có báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có sự điều chỉnh phù hợp.
Ủy ban chứng khoán tiếp tục khuyến cáo về các app giao dịch không được cấp phép
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa tiếp tục ra thông báo khuyến cáo nhà đầu tư về hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán trên không gian mạng khi chưa được UBCKNN cấp phép.
Thông báo của UBCKNN chỉ ra một số doanh nghiệp đã thiết lập các website, app giao dịch (Tititada, Anfin, Infina,…) quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ để huy động vốn của các nhà đầu tư dưới hình thức hỗ trợ nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch chứng khoán, có dấu hiệu hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không được UBCKNN cấp phép, quản lý, giám sát theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
“Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra mà không được pháp luật về chứng khoán bảo vệ quyền và lợi ích của mình”, UBCKNN nhấn mạnh.
Cơ quan quản lý khuyến cáo nhà đầu tư thận trọng khi thực hiện các giao dịch đầu tư chứng khoán trên các app giao dịch này, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với các rủi ro có thể phát sinh. Trước đó, vào đầu tháng 10/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã gửi công văn khuyến cáo tương tự.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025