
-
VCCI gửi thư tới các đối tác thuyết phục ủng hộ việc hoãn áp dụng thuế đối ứng
-
VCCI và AmCham kêu gọi Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam
-
Doanh nghiệp tại Đồng Nai xoay trục thị trường để ứng phó với rào cản thuế từ Mỹ
-
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ không bị áp thuế nhập khẩu bổ sung 10%
-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam
Ba tổng công ty thuộc VNPT đi vào hoạt động
Cuối tuần qua, VNPT đã công bố các quyết định thành lập 3 tổng công ty: Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net), Tổng công ty Dịch vụ viễn thông (VNPT-VinaPhone) và Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media).
![]() |
Lễ công bố quyết định thành lập 3 tổng công ty thuộc VNPT |
Theo đó, VNPT-VinaPhone và VNPT-Media là công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn VNPT sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. VNPT-Net là đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPT.
VNPT-Net được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN); Bộ phận quản lý và điều hành viễn thông của VNPT; Bộ phận hạ tầng kỹ thuật của các đơn vị: Công ty VinaPhone, Công ty VDC, Công ty VNPT-I và hạ tầng kỹ thuật của các trung tâm chuyển mạch truyền dẫn thuộc 63 VNPT tỉnh/thành phố. VNPT-Net sẽ quản lý hạ tầng mạng lưới của VNPT.
VNPT-VinaPhone có vốn điều lệ 5.200 tỷ đồng, được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các bộ phận: kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng, kỹ thuật dịch vụ, tính cước, thu cước và một số bộ phận quản lý, hỗ trợ của 63 VNPT tỉnh/thành phố, Công ty Dịch vụ viễn thông (VinaPhone), Công ty Viễn thông liên tỉnh (VTN), Công ty Viễn thông quốc tế (VNPT-I), Công ty VDC.
Trong khi đó, VNPT-Media được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty VASC, Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng và các bộ phận nghiên cứu - phát triển nội dung số, dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty VDC, Công ty VinaPhone. Vốn điều lệ của VNPT-Media là 2.300 tỷ đồng.
Trong mô hình của VNPT-Media, ngoài Văn phòng, Ban quản lý dự án, các công ty con, công ty liên kết, sẽ có 3 đơn vị kinh tế trực thuộc, gồm: Công ty Phát triển dịch vụ truyền hình, Công ty Phát triển dịch vụ truyền thông; Công ty Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng. Các công ty con này là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty.
Chuyên nghiệp hóa, chuyên biệt hóa
Có thể thấy, bằng việc sắp xếp và thành lập 3 tổng công ty, VNPT đã chia các mảng, nhóm về các tổng công ty hoạt động theo mô hình mới. Trong đó, VNPT-VinaPhone sẽ đảm nhiệm vai trò “chủ lực tiên phong” khi “lĩnh ấn” phần việc kinh doanh toàn bộ sản phẩm dịch vụ của VNPT. VNPT-VinaPhone sẽ là đơn vị tập trung nhân lực nhiều nhất và là đơn vị sẽ mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn nhất cho VNPT.
Còn VNPT-Media sẽ lãnh trách nhiệm sản xuất các dịch vụ truyền hình, truyền thông, giá trị gia tăng cho VNPT. Việc VNPT có phát triển các dịch vụ ngoài dịch vụ truyền thống (như Internet, điện thoại) hay không phụ thuộc rất lớn vào đơn vị này. VNPT-Media cũng sẽ là đơn vị sản xuất các chương trình, sản phẩm truyền hình để cạnh tranh, phát triển truyền hình cho VNPT.
Còn VNPT-Net được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ hạ tầng mạng lưới của VNPT. Tổng công ty này sẽ đảm bảo toàn bộ hạ tầng mạng lưới phục vụ sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường và nâng tính cạnh tranh cho VNPT.
Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên VNPT cho biết, trong mô hình mới, VNPT đã tách bạch theo từng khối, từng lĩnh vực, gồm 3 trụ cột là khối hạ tầng, khối kinh doanh và khối giá trị gia tăng, tương ứng với 3 tổng công ty nêu trên. Các khối này hoạt động độc lập, chuyên sâu, không phụ thuộc nhau và đánh giá hiệu quả công việc trực tiếp từ từng khối, từng đơn vị. Vì vậy, trong mô hình mới này, VNPT sẽ phân bổ lại nguồn nhân lực, tài lực đúng chỗ, đúng việc để không chồng chéo.
Theo ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT, trong giai đoạn I tái cấu trúc, VNPT đã có nhiều khởi sắc, cho thấy quá trình tái cơ cấu đi đúng hướng. Tuy nhiên, nếu so sánh với quá khứ của chính Tập đoàn cũng như với các đối thủ khác trên thị trường thì kết quả này còn khá khiêm tốn. Vì vậy, VNPT phải nhanh chóng đổi mới, phải tái cơ cấu triệt để, đồng thời tạo được đột phá về hoạt động sản xuất - kinh doanh, đổi mới toàn diện cả về mô hình tổ chức lẫn cách thức hoạt động, sản xuất.
Chính vậy, việc thành lập và hoàn thiện bộ máy nhân sự của 3 tổng công ty thuộc VNPT sẽ tạo đột phá mới, đưa công cuộc tái cấu trúc tập đoàn này trong giai đoạn II về đích đúng hẹn. Công việc còn lại của VNPT là đưa “cỗ máy” vận hành theo mô hình mới một cách hiệu quả.

-
Nếu có môi trường thuận lợi, doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh sòng phẳng với thế giới -
Động lực tăng trưởng và câu hỏi doanh nghiệp sao khó lớn -
ThaiBinh Seed khánh thành cơ sở quy mô 10.000 m2 tại Quảng Nam -
Dệt may kiến nghị nhiều giải pháp trước loạt khó khăn về thuế đối ứng của Mỹ -
Kết nối hợp tác cho hơn 30 doanh nghiệp tại thị trường Hàn Quốc -
BSR đạt đồng thời chứng nhận ISCC CORSIA và ISCC EU -
Khánh thành Cảng Container quốc tế Hateco Hải Phòng
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng