Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 22 tháng 12 năm 2024,
Vốn điều lệ ngân hàng nào đang cao nhất trong hệ thống?
Thùy Vinh - 27/07/2024 08:18
 
Không chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu, một số ngân hàng còn mạnh tay thưởng cổ phiếu cho cổ đông, nhằm tăng mạnh vốn.

Tính đến thời điểm này, Techcombank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai hệ thống, vượt qua nhóm ngân hàng có vốn nhà nước về vốn điều lệ. 

Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như một “bộ đệm”, đem lại nguồn lực cần thiết cho các ngân hàng.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định về việc sửa đổi nội dung về vốn điều lệ tại giấy phép thành lập và hoạt động của Techcombank. Theo đó, vốn điều lệ của Techcombank được ghi nhận ở mức 70.450 tỷ đồng sau khi hoàn tất phát hành thêm 3,52 tỷ cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Với mức vốn này Techcombank hiện là ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ hai toàn hệ thống, chỉ sau VPBank. VPBank hiện là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống, với 79.300 tỷ đồng. 

Năm 2024, đánh dấu lần đầu tiên sau 10 năm Techcombank thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt. Trước đó, vào ngày 5/6, Techcombank đã chi 5.284 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 15% (1.500 đồng/cổ phiếu). 

Sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu chia cổ tức 15% (bên cạnh 10% cổ tức tiền mặt) mới đây, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng lên 44.667 tỷ đồng, chính thức vượt qua Agribank, trở thành ngân hàng có quy mô vốn cao thứ 6 toàn hệ thống, sau VPBank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và MB.

Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận cho Nam A Bank tăng vốn điều lệ theo phương án tăng vốn điều lệ đã được các cổ đông ngân hàng này đồng thuận thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Theo đó, Nam A Bank sẽ tăng vốn điều lệ từ 10.580 tỷ đồng lên 13.725 tỷ đồng.

Cụ thể, Nam A Bank sẽ phát hành cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 25%, giúp vốn điều lệ tăng thêm 2.654 tỷ đồng. Đồng thời, phát hành 50 triệu cổ phiếu ESOP, giúp vốn điều lệ tăng thêm 500 tỷ đồng.

PGS-TS Nguyễn Hữu Huân, Trường đại học kinh tế TP.HCM cho rằng, năm 2024 tiếp tục là năm đầy thách thức cho ngành ngân hàng khi rủi ro nợ xấu có xu hướng gia tăng, kể cả việc Thông tư 02/2023/TT-NHNN (về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn) được gia hạn đến hết năm nay.

Vốn điều lệ, vì thế, đóng vai trò quan trọng như một “bộ đệm”, đem lại nguồn lực cần thiết cho các ngân hàng nhằm đối phó với thách thức, biến động trong môi trường kinh tế chưa ổn định; tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục hỗ trợ vốn cho cả doanh nghiệp và cá nhân.

MSB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) tăng vốn điều lệ thêm 6.000 tỷ đồng thông qua...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư