-
Lợi nhuận ngân hàng quý III/2024 chưa như kỳ vọng -
Ngân hàng Nhà nước hút ròng 66.907 tỷ đồng, đà tăng lãi suất giảm mạnh -
Sacombank đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số -
Lợi nhuận ngân hàng khó tăng cao, nhưng vẫn khả quan -
Chuyện gì khiến hàng loạt ngân hàng triệu tập cổ đông họp bất thường -
Loạt công nghệ đi đầu bảo chứng cho vị thế ngân hàng số hàng đầu của TPBank
Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank; mã: VPB) thông qua việc chốt danh sách thực hiện quyền cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản về việc mua lại cổ phiếu quỹ, thời gian đăng ký cuối cùng là 18/11/2022.
Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư chiều nay (2/11), bà Lưu Thị Thảo, Phó tổng giám đốc VPBank cho biết, trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều diễn biến tiêu cực thời gian qua, VPBank đánh giá mua cổ phiếu quỹ là một trong các công cụ hiệu quả.
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, mà rất nhiều nước cũng sử dụng cổ phiếu quỹ được doanh nghiệp như một công cụ vừa tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, vừa là một khoản đầu tư tốt tiềm năng.
“Chúng tôi tin rằng, mua cổ phiếu quỹ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả cổ đông khi thị trường bình ổn, vượt qua khủng hoảng. Với tiềm lực vốn của VPBank rất lớn như hiện nay (vốn chủ sở hữu hơn 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ sắp dạt 67.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng), ngân hàng hoàn toàn có thể thực hiện mua cổ phiếu quỹ để mang lại lợi ích cho nhà đầu tư trong dài hạn”, bà Thảo cho biết.
Về số lượng cổ phiếu quỹ dự định mua, bà Thảo cho biết, sau khi chốt danh sách và xin ý kiến cổ đông, dự kiến vào cuối tháng 11, ngân hàng sẽ có thông tin cụ thể hơn với nhà đầu tư, bao gồm cả khối lượng và phương án mua để tiến hành khi điều kiện thị trường cho phép.
Vấn đề mua cổ phiếu quỹ đã được Chủ tịch HĐQT VPBank hé lộ tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022. Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch VPBank khẳng định, VPBank đang có bộ đệm về vốn, nền tảng tốt nên không loại trừ khả năng VPBank sẽ xin mua cổ phiếu quỹ, sau đó lựa chọn thời điểm thích hợp có thể bán như một khoản đầu tư sinh lời.
Hiện tại, VPBank là một trong số ít ngân hàng có vốn chủ sở hữu vượt 100.000 tỷ đồng trên thị trường. Nền tảng vốn chủ sở hữu vững mạnh này giúp ngân hàng có khả năng đứng vững trước các rủi ro và tận dụng các cơ hội kinh doanh mới.
Về vốn điều lệ, tính đến cuối tháng 9/2022, VPBank đã hoàn thành hầu hết kế hoạch tăng vốn đặt ra trong năm 2022. Ngân hàng đã hoàn tất bán 30 triệu cổ phiếu quỹ cho cán bộ, nhân viên và đang hoàn tất các bước cuối cùng của việc cổ tức bằng cổ phiếu. Dự kiến, giữa htansg 11/2022, toàn bộ cổ tức cổ phiếu sẽ về tài khoản nhà đầu tư, khi đó, VPBank sẽ tăng vốn điều lệ lên 67.000 tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
-
Chuyện gì khiến hàng loạt ngân hàng triệu tập cổ đông họp bất thường -
Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau bão: Ngân hàng lo cơ cấu nợ là chưa đủ -
Loạt công nghệ đi đầu bảo chứng cho vị thế ngân hàng số hàng đầu của TPBank -
Cho vay không tài sản đảm bảo mới chiếm 20% tổng dư nợ tín dụng tam nông -
Vàng đổ đèo lao dốc, giá vàng nhẫn bán ra vẫn trên 83 triệu đồng/lượng -
Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
Saigonbank bầu nhân sự hội đồng quản trị, ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10 -
2 Sắp tổ chức chuyển giao bắt buộc CBBank và OceanBank, hoàn thiện phương án tăng vốn cho big 4 -
3 Dự kiến năm 2025 tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% -
4 Chuỗi phòng tập Fit 24 đóng cửa vì cổ đông đầu tư ra bên ngoài? -
5 Nhiều vấn đề đất đai, nhà ở có thể để lại hậu quả xấu với nền kinh tế
- M.O.I giành 2 giải thưởng APEA 2024, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành làm đẹp Việt Nam
- Những doanh nghiệp SME vươn cao tại Việt Nam năm 2024
- ACBS đạt Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á
- KB Securities Việt Nam được vinh danh hạng mục "Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á"
- LOTTE Mart chung tay cùng đồng bào miền bắc tái thiết cuộc sống sau bão yagi
- PNJ được APEA vinh danh Thương hiệu truyền cảm hứng 2024