
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
-
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh
Sau tháng đầy biến động với các phiên điều chỉnh liên tiếp trong những ngày cuối tháng sau giai đoạn đầu đầy tích cực, VN-Index chỉ tăng vỏn vẹn 1,50 điểm (+0,11%) trong cả tháng 3/2025. Tại phiên giao dịch đầu tiên của tháng mới, chỉ số VN-Index hồi phục khá tích cực với sự nâng đỡ của các trụ cột chính gồm bộ ba cổ phiếu VIC, VHM, VRE. Đáng chú ý, ở dòng cổ phiếu “vua”, một số mã ngân hàng lớn như VCB, MBB, STB... đã đảo chiều tăng, đóng góp tích cực trong phiên hồi phục này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/4, VN-Index tăng 10,47 điểm (+0,80%), lên 1.317,33 điểm. HNX-Index tăng 1,35 điểm (+0,58%), lên 236,42 điểm. UpCoM-Index tăng 0,39 điểm (+0,40%), lên 98,44 điểm.
Sắc xanh áp đảo với gần 500 mã tăng trên ba sàn, áp đảo số lượng mã giảm và giảm sàn (282 mã chứng khoán). Sàn HoSE có 308 mã tăng và 133 mã giảm. Sàn HNX có 104 mã tăng và 60 mã giảm.
Cổ phiếu nhà Vingroup trở thành tâm điểm từ đầu phiên. Cổ phiếu Vincom Retail (VRE) tăng ấn tượng (4,44%), trong khi VHM tăng 3,3%, VIC tăng 2,9%. Cũng nhờ phiên hôm nay, Vingroup leo lên top 3 trong bảng xếp hạng vốn hoá thị trường của các tổ chức niêm yết trên sàn HoSE với giá trị đạt 228.273 tỷ đồng, chỉ đứng sau Vietcombank (538.941 tỷ đồng) và BIDV (273.833 tỷ đồng). Cổ phiếu các ngân hàng lớn cũng là điểm sáng với cú đảo chiều đáng chú ý trong phiên. Trong đó, BID, VCB, VPB, CTG, TCB… tăng trên dưới 1% nhưng góp mặt trong top 10 tác động tích cực đến VN-Index. Một số cổ phiếu khác cũng tăng giá mạnh như MBB (2,1%) và STB (3,7%).
Ở chiều ngược lại, GVR, FRT, MSN, FPT và MWG là 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chung. Cổ phiếu của FPT Retail và Masan cũng đều nằm trong top đầu bị các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên đầu tháng tư với giá trị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Đứng đầu trong top bán ròng của khối ngoại hôm nay là SSI với giá trị bán ròng gần 164 tỷ đồng.
![]() |
Top cổ phiếu khối ngoại mua/ bán ròng. |
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư ngoại bán ròng gần 462 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số hơn 1.300 tỷ đồng hôm qua nhưng nhìn chung vẫn nối dài chuỗi rút ròng từ phiên 18/3 đến nay.
Thanh khoản thị trường là một điểm trừ trong phiên hôm nay. Trên sàn HoSE, khối lượng giao dịch đạt hơn 620 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch 15.025,6 tỷ đồng, giảm 29% cả về khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua. Giá trị giao dịch thỏa thuận đạt 1.439 tỷ đồng. Trên ba sàn, giá trị giao dịch xấp xỉ 18.100 tỷ đồng. Đứng đầu trong top giao dịch là cổ phiếu của FPT (939 tỷ đồng), Gelex (802 tỷ đồng), Vinhomé (624 tỷ đồng), SSI (478 tỷ đồng( và STB (468 tỷ đồng).

-
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu