-
Nghệ An chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò -
Treo 25 năm, Dự án Khu đô thị Sing - Việt tiếp tục mịt mù -
Cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 TP.HCM hợp long nhịp đầu tiên ngày 12/9 -
T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội -
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD -
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, năm 2022, tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp trong nước vào Bình Dương đạt 100.266 tỷ đồng.
Trong đó có 6.412 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký là 41.250 tỷ đồng (tăng 17,6% về số lượng và tăng 3,6% về số vốn so với năm trước). Phần còn lại đến từ việc điều chỉnh tăng vốn của 1.672 doanh nghiệp với 67.640 tỷ đồng (tăng 53% về số lượng và tăng 27,8% về số vốn so với năm 2021).
Sản xuất ống nhựa của một doanh nghiệp trong nước tại Khu công nghiệp Sóng Thần, Dĩ An, Bình Dương. Ảnh: Anh Quân |
Đây là lần đầu tiên số vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước vượt cả vốn FDI vì năm 2022 thu hút FDI của Bình Dương chỉ đạt 3,1 tỷ USD.
Việc thu hút vốn đầu tư trong nước vượt cả vốn FDI đã cho thấy, Bình Dương không chỉ là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong nước.
Dù số vốn trong nước đầu tư vào Bình Dương tăng cao nhưng số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động cũng tăng mạnh so với năm 2021.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong năm 2022 là 1.438 doanh nghiệp, tăng 16 % với năm 2021. Còn số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể năm 2022 là 629 doanh nghiệp, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê cho thấy đa số doanh nghiệp giải thể có thời gian hoạt động dưới 5 năm chiếm đến 73,9%. Số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống (chiếm 87,76%). Điều đó cho thấy các doanh nghiệp quy mô nhỏ rất dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ những cú sốc bên ngoài.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trong thời gian tới, để hạn chế số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bên cạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thì cần đẩy mạnh các chương trình, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, cần hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với tình hình mới, ổn định sản xuất kinh doanh, nhanh chóng phục hồi, tạo tiền đề bứt phá, nâng cao năng lực cạnh tranh, lớn mạnh về quy mô và cải thiện tuổi thọ bình quân của doanh nghiệp.
Thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương sẽ chủ động nắm bắt, tiếp nhận thông tin, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn đại dịch COVID-19, như: chính sách giảm 2% thuế VAT; chính sách giãn/hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới; chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ....
-
T&T Group khởi công cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội -
Nghệ An kêu gọi đầu tư dự án nhiệt điện khí 2,15 tỷ USD -
Đà Nẵng nâng công suất mỏ khoáng sản, giải cơn "khát” vật liệu cho dự án trọng điểm -
Tìm đường trở lại cho hợp đồng BT -
Trà Vinh - điểm sáng về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh -
Khu công nghiệp Hiệp Phước mất cơ hội thu hút đầu tư vì chậm ban hành giá thuê đất -
Quảng Nam làm rõ việc chồng lấn quy hoạch khoáng sản và quy hoạch vùng huyện
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”