-
Đà Nẵng: Phát hiện loạt doanh nghiệp khai thác khoáng sản có vi phạm -
Bộ Công an thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trên không gian mạng -
Khởi tố nhiều cán bộ Sở Y tế Hà Nội -
Quảng Nam: Kiến nghị chấm dứt 3 dự án thuộc các cụm công nghiệp huyện Đại Lộc -
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025
Ngày 17-12, một clip dài hơn 8 phút được quay nhiều lần trong giờ ăn cơm tại Trường mầm non tư thục Phương Anh, 18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh cho thấy các cô bảo mẫu liên tục dùng tay bóp cổ, lấy khăn bịt mũi, tát, thậm chí còn bế một cháu bé lên cắm đầu bé vào thùng nước dọa ném vào thùng nếu các bé không chịu ăn.
Bảo mẫu mầm non tu thục Phương Anh gây bức xúc bởi những hành vi hành hạ trẻ
(Ảnh Tuổi trẻ)
Khởi tố, bắt tạm giam bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non
Sự việc ngay lập tức khiến người dân phản ứng mạnh trước hành vi không thể chấp nhận của các cô bảo mẫu, đồng thời làm dấy lên nỗi lo ngại của các bậc phụ huynh có con đi gửi tại các trường mầm non. "Thật đáng sợ. Không phải con mình mà cũng thấy xót ruột. Không biết bố mẹ các bé thấy được cảnh này thì đau lòng thế nào. Mà còn biết bao nhiêu bé đang hàng ngày phải chịu những hành động tương tự tại các cơ sở mầm non cả nước?” – Chị Nguyễn Mai Hạnh, nhân viên Bưu điện Hà Nội chia sẻ.
Bảo mẫu bắt trẻ ăn lại đồ đã ói ra
Trước sự nghiêm trọng của vụ việc, chiều ngày 17-12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, bản thân bà cũng không cầm được nước mắt khi nhìn thấy những hình ảnh này. Ngay lập tức, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu Sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh, kiểm tra, phối hợp với chính quyền UBND quận Thủ Đức báo cáo Bộ GD-ĐT. Theo bà Nguyễn Thị Nghĩa, ngày 17-12, bộ đã nhận được báo cáo ban đầu cho thấy đây là nhóm lớp chưa được cấp phép. Dù cô Phương (chủ nhóm lớp) có trình độ đại học mầm non nhưng cô Thiên Lý và cô Điều chưa qua đào tạo. Và họ vẫn treo biển và lén lút đón nhận trẻ. Bà Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, các cá nhân liên quan đến vụ việc này tùy mức độ vi phạm đã bị đề nghị xử lý hình sự, kiểm điểm công tác quản lý trên địa bàn.
Nói về công tác quản lý, bà Nguyễn Thị Nghĩa bày tỏ: “Để xảy ra sự việc có trách nhiệm của địa phương khi chưa kiểm soát được tình trạng này… Qua đây, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh trách nhiệm chính quyền địa phương và đặc biệt ở các khu công nghiệp phối hợp kiểm tra, chấn chỉnh. Nhiều người mở lớp mầm non chỉ để kinh doanh mà không quan tâm tâm lý, tình cảm, nhu cầu của trẻ”.
Về biện pháp khắc phục lâu dài, Bộ GD-ĐT cho biết đã đề nghị Chính phủ, các địa phương khi phê duyệt quy hoạch các khu đô thị, công nghiệp, chế xuất nhất định phải có trường lớp cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, trong trách nhiệm của mình, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp thu ý kiến từ địa phương, nhà quản lý, nhà giáo để xem xét điều chỉnh tăng hơn nữa trình độ của chủ nhóm lớp.
Duy Anh (ANTĐ)
-
An ninh, trật tự trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Cảnh báo lừa đảo "tri ân, lì xì online" dịp Tết Nguyên đán 2025 -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện, ngày lễ lớn -
Công an tỉnh Bắc Ninh phá đường dây lừa đảo có hơn 13.000 bị hại -
TP.HCM: Thông tin mới nhất về thi hành án vụ án Trương Mỹ Lan -
TP.HCM: Khắc phục tình trạng hàng trăm xe rác ùn ứ trên đường vào khu xử lý rác Đa Phước -
Cảnh giác với nạn trộm cắp, cướp giật dịp Tết
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank